VinaCapital cho rằng, mức trung bình của lãi suất huy động 12 tháng giảm 200 điểm cơ bản so với lãi suất của đầu năm nay (xuống khoảng 6%).
Trong báo cáo mới công bố, ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital chia sẻ, lãi suất huy động ở Việt Nam đã tăng hơn 200 điểm cơ bản vào năm 2022, lên hơn 8% đối với kỳ hạn 12 tháng vào cuối năm 2022, mặc dù lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm đã tăng lên hơn 9,5% vào cuối năm 2022.
Theo đó, lãi suất huy động tăng cao là yếu tố gây thêm khó khăn cho thị trường bất động sản, cộng thêm các vấn đề hành chính nêu trên đang cản trở sự phát triển của ngành này.
Tại Việt Nam, lãi suất cho vay mua nhà được tham chiếu theo lãi suất tiền gửi dài hạn và lãi suất huy động cao khuyến khích mọi người gửi tiền vào ngân hàng thay vì tìm kiếm các khoản đầu tư khác (ví dụ như đầu tư bất động sản/chứng khoán).
VinaCapital cho rằng, mức trung bình của lãi suất huy động 12 tháng giảm 200 điểm cơ bản so với lãi suất của đầu năm nay (xuống khoảng 6%) để thúc đẩy thị trường bất động sản Việt Nam phục hồi và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gần đây đã cắt giảm lãi suất chính sách 50- 100 điểm cơ bản và đã gây áp lực giảm lên lãi suất huy động dài hạn – vốn đã giảm khoảng 50 điểm cơ bản so với đầu năm – nhưng để lãi suất tiền gửi giảm hơn nữa, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ cần phải cải thiện đáng kể.
Tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam cao hơn tăng trưởng tiền gửi khoảng 3% hàng năm trong vài năm qua.
Điều này đã đẩy tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) của các ngân hàng lên mức quá cao, khiến các ngân hàng phải tăng lãi suất tiết kiệm để tăng lượng tổng huy động.