Tài chính Ngân hàng

Lãi suất tăng, tăng trưởng GDP giảm là do cung tiền?

Nhật Huy 31/07/2023 19:20

Từ cuối 2022 và đặc biệt sang quý 1 và quý 2/2023, đã có những góc nhìn về “thực trạng” tăng trưởng cung tiền, như một dẫn kết cho suy giảm tăng trưởng GDP, lãi suất tăng cao từ nửa cuối năm trước đến đầu năm nay

Tính đến 20/6/2023, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng phương tiện thanh toán mới chỉ tăng 2,53% so với cuối năm 2022.

Hay mới đây, theo TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, đến ngày 30/6/2023 cung tiền cũng mới chỉ tăng được 2,7%.

Không phải đến nay, từ cuối 2022 và đặc biệt sang quý 1 và quý 2/2023, đã có những góc nhìn về “thực trạng” tăng trưởng cung tiền, như một dẫn kết cho suy giảm tăng trưởng GDP, lãi suất tăng cao từ nửa cuối năm trước đến đầu năm nay… Tăng trưởng cung tiền quá thấp như mắc lỗi đối với nền kinh tế, với lãi suất.

Về dữ liệu thống kê, sau rất nhiều năm tăng trưởng cung tiền mới thực sự rơi sâu như vừa qua và hiện nay. So với mốc trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, cùng kỳ năm 2019 còn tăng trưởng tới 7%.

TS. Cấn Văn Lực một lần nữa nhấn mạnh đến vòng quay tiền. Một lần nữa, bởi nếu để ý những năm gần đây chuyên gia này đặt chú ý đến vòng quay này.

“Vòng quay tiền hiện nay của chúng ta 6 tháng đầu năm chỉ 0,67 lần, tức là tương đương vòng quay tiền thấp của cả năm 2022. So với thời kỳ tốt của chúng ta là trên 1, rõ ràng vòng quay tiền chậm, chúng ta cũng không lo câu chuyện lạm phát”, TS. Cấn Văn Lực nói tại tọa đàm trên.

Bên cạnh đó, trên một số dòng chảy phân tích, vòng quay tiền trở nên được chú ý hơn ở Việt Nam những năm gần đây, bên cạnh yếu tố cung tiền. Thậm chí có góc nhìn còn ghé sang thực tiễn khoảng 1 triệu tỷ đồng ngân sách phải để ở hệ thống ngân hàng, theo các thông tin cập nhật vừa qua, một phần khi giải ngân đầu tư công vẫn chậm…

Đối với một số yếu tố khác như tín dụng, lãi suất, Chính phủ cũng đã rất quyết liệt trong định hướng giảm lãi suất từ đầu năm đến nay, và chưa dừng lại. Ngân hàng Nhà nước cũng đã giao hẳn chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm thay vì rà phanh “rát” cho đến cuối năm như trước. “Thận trọng và Linh hoạt” trước đây hiện được chú ý ở thông điệp “Linh hoạt hơn, Nới lỏng hơn, Mở rộng hơn” trong chính sách tiền tệ.

Cùng với kỳ vọng giải ngân đầu tư công mạnh hơn, hướng nới lỏng trên và thực tiễn lãi suất đã giảm mạnh và khá sâu sẽ kích thích vòng quay tiền, số nhân tiền tệ và cung tiền, tín dụng tăng trưởng cao hơn nửa cuối năm nay để hướng tới nền kinh tế có thể phục hồi mạnh hơn.

Tăng lãi suất 9 lần liên tiếp, liệu ECB có dừng lại?

Thị trường tiền tệ tháng 7/2023: Lãi suất giảm về thời kỳ tiền rẻ, tín dụng tăng tốc

Kỳ vọng NHNN thận trọng hơn trong đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lai-suat-tang-tang-truong-gdp-giam-la-do-cung-tien-194734.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Lãi suất tăng, tăng trưởng GDP giảm là do cung tiền?
POWERED BY ONECMS & INTECH