Lạm phát của Anh tăng cao kỷ lục trong vòng 30 năm

17-02-2022 09:21|Minh Tùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Anh đã tăng lên mức cao nhất trong 30 năm trở lại đây qua đó gây ảnh hưởng đến mức sống của người dân và gây áp lực đối với Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) trong việc phải tiếp tục tăng lãi suất.

Theo số liệu do Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh công bố ngày 16/2, chỉ số giá tiêu dùng tại nước này trong tháng 1/2022 đã tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 5,4% vào tháng 12 và cao hơn rất nhiều so với mức tăng 0,7% của tháng 1/2021. Đây cũng là mức tăng cao nhất kể từ tháng 3/1992.

Lạm phát cơ bản không bao gồm các mặt hàng dễ biến động như năng lượng, thực phẩm, rượu và thuốc lá ở mức 4,4% trong tháng 1/2022, tăng 0,2% so với mức 4,2% của tháng 12/2021.

Ngân hàng Trung ương Anh cũng dự báo lạm phát sẽ đạt đỉnh khoảng 7% vào tháng 4, khi cơ quan quản lý năng lượng Ofgem tăng giá trần năng lượng.

Trong khi đó, bà Elizabeth Martins, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng HSBC dự báo, mức đỉnh lạm phát có thể còn cao hơn mức dự báo của BoE, nhưng kỳ vọng lạm phát sẽ giảm xuống 4,4% vào cuối năm nay. Bà Martins cũng cho rằng dù chính phủ đã công bố gói hỗ trợ tài chính vào đầu tháng, nhưng việc lạm phát tăng cao sẽ vẫn làm giảm thu nhập của các hộ gia đình mạnh hơn mức dự kiến trước đây.

Do đó, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng HSBC cho rằng, lãi suất sẽ tăng lên mức 1,25% vào tháng 8 năm nay.

Với việc lạm phát liên tục tăng mạnh, BoE đã trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên trên thế giới quyết định tăng lãi suất từ 0,1% lên 0,25%. Tiếp đó, ngày 3/2, ngân hàng này cũng đã có đợt tăng lãi suất thứ hai lên mức 0,5%.

Giá vàng tăng 5,6 triệu: Đích nào cho SJC, nhẫn trơn?

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu về chính sách đối ngoại tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lam-phat-cua-anh-tang-cao-ky-luc-trong-vong-30-nam-122399.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Lạm phát của Anh tăng cao kỷ lục trong vòng 30 năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH