Lạm phát cơ bản của Mỹ trong tháng 6 chỉ đạt 4,8%, thấp nhất kể từ cuối năm 2021.
Theo số liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ vừa công bố, Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của nước này tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số này đã giảm tốc này đã thứ 12 liên tiếp. Tháng 6 năm ngoái, Mỹ lạm phát chạm tới 9,1% - cao nhất kể từ năm 1981.
Lạm phát cơ bản (không tính giá nhiên liệu và lương thực thường xuyên biến động) tăng 4,8% - chậm nhất kể từ cuối năm 2021.
Chi phí nhà ở chiếm 70% mức tăng trong tháng 6. Dù vậy, so với tháng trước đó, chi phí này chỉ tăng 0,2%. Một chỉ số theo dõi giá thuê nhà cũng ghi nhận mức tăng thấp nhất kể từ năm 2021. Nhiều nhà kinh tế học dự báo giá nhà tiếp tục hạ nhiệt trong vài tháng tới. Dù vậy, giá năng lượng lại tăng, chủ yếu do xăng và điện. Trong khi đó, giá xe cũ giảm lần đầu tiên trong 3 tháng.
Nhìn chung, số liệu lạm phát tháng 6/2023 có thể giúp Fed “thở phào nhẹ nhõm”. Tuy nhiên, các quan chức Fed thường chú trọng nhiều hơn tới lạm phát cơ bản, vốn vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed.
Trước thông tin giảm phát hạ nhiệt, phố Wall ghi nhận các phản ứng tương đối tích cực. Các chỉ số tương lai của chứng khoán Mỹ đi lên trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ.
Mặc dù lạm phát đã hạ nhiệt, nhưng các nhà đầu tư vẫn cho rằng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp cuối tháng này. Tuy nhiên, thị trường tin rằng đây sẽ là đợt tăng lãi suất cuối cùng và sau đó Fed sẽ quan sát tác động của các đợt thắt chặt chính sách tiền tệ tới nền kinh tế.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya
Lạm phát, lãi suất và tỷ giá: Cơ sở ổn định kinh tế Việt Nam năm 2025