Ban lãnh đạo Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ) cho rằng, việc đề xuất áp dụng thuế xuất khẩu 5% với mặt hàng phân bón, không phân biệt theo tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong phân bón sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong quý I/2022, các nhà máy của Đạm Phú Mỹ đạt tổng sản lượng sản xuất khoảng 282.000 tấn phân bón và hóa chất các loại, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021.
Theo quy định hiện tại phân bón có giá trị tài nguyên và khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm thì có thuế xuất khẩu 0%.
Trong đó, NPK Phú Mỹ có sản lượng trên 41.000 tấn, đạt 119% kế hoạch quý I, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2021. Doanh nghiệp cũng thu xếp logistic, điều độ và tận dụng tốt các cơ hội thị trường, đưa sản lượng kinh doanh đạt khoảng 346.000 tấn phân bón, hóa chất các loại, trong đó sản phẩm chủ lực đạm Phú Mỹ tiêu thụ được gần 246.000 tấn, đạt 134% kế hoạch, tăng 30% so với cùng kỳ.
Ngoài ra phân bón có giá trị tài nguyên và khoáng sản cộng chi phí năng lượng từ 51% giá thành sản phẩm trở lên có thuế xuất khẩu là 5%. Sản phẩm ure của Đạm Phú Mỹ thuộc nhóm 2 và đã đóng thuế 5% mỗi khi xuất khẩu từ nhiều năm nay.
Kết thúc quý I công ty ghi nhận doanh thu 5.829 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ 2021. Giá vốn hàng bán tăng ít hơn với mức 86,5% lên 3.006 tỷ đồng kéo theo biên lợi nhuận tăng từ 21,9% lên 48%. Lãi sau thuế là 2.126 tỷ đồng, gấp 11,8 lần cùng kỳ năm ngoái.
Theo SSI Research, các công ty sản xuất urê ở Việt Nam vẫn có biên lợi nhuận thuận lợi trong năm 2022. Mặc dù nhu cầu urê trong nước yếu do giá cao, các công ty sản xuất urê trong nước có thể xuất khẩu ure ra nước ngoài.
Bộ Tài chính đề xuất mức thuế xuất khẩu 5% đối với urê xuất khẩu nhằm duy trì đủ nguồn cung cho tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, mức này không đủ cao để ngăn cản xuất khẩu ure.
Thuế VAT 5% với phân bón chính thức có hiệu lực, SSI Research chỉ ra hai doanh nghiệp hưởng lợi lớn
Đạm Phú Mỹ (DPM) có thể điều chỉnh giá bán ure do giá khí tự nhiên tăng cao