Đây cũng là model cạnh tranh trực tiếp với Samsung LSP7T nhưng rẻ hơn khoảng 20 triệu đồng. Ở thị trường trong nước, người dùng không có nhiều lựa chọn máy chiếu siêu gần và đa số đều trong tầm giá trên dưới 100 triệu đồng.
So với đối thủ LSP7T ra mắt cuối năm ngoái của Samsung, LG HU715Q có cùng độ phân giải 4K 3.840 x 2.160, kích thước chiếu tối đa 120 inch nhưng độ sáng nhỉnh hơn là 2.500 ANSI Lumen và 2.200 ANSI Lumen.
Máy chỉ thấp hơn độ sáng của 2.800 của bản cao cấp Samsung LSP9T và tương đương HU85L.
Trải nghiệm thực tế cho thấy độ sáng đủ để xem phim, nhạc trong phòng vẫn có ánh sáng nhẹ từ đèn ngủ phía sau.
Khi để tối hoàn toàn, chất lượng hình ảnh ấn tượng, sáng rõ, màu sắc rực rỡ và độ tương phản cao (2.000.000:1 theo công bố của nhà sản xuất).
Mắt chiếu laser độ phân giải 8,3 megapixel, hiển thị 85% dải màu DCI-P3 có tuổi thọ 20.000 giờ - tương đương 10 năm nếu xem 6 tiếng mỗi ngày.
Trong một số thử nghiệm, người dùng có thể chiếu trực tiếp lên tường nhà màu trắng, phẳng để có thể sử dụng bên cạnh việc đầu tư thêm màn chiếu quang học để có chất lượng tốt nhất.
HU715Q CineBeam có giao diện không khác biệt so với SmartTV của LG với hệ điều hành webOS 6.0. Người dùng có thể cài thêm phần mềm từ kho ứng dụng, điều khiển nhà thông minh ThinQ hoặc hỗ trợ HomeKit, AirPlay 2, truyền hình ảnh không dây từ điện thoại di động.
So với đối thủ Samsung, máy chiếu của LG đi kèm điều khiển có nhiều tính năng hơn.
Thiết kế giống Magic Remote tiêu chuẩn nhưng phân biệt bằng màu trắng thay vì đen và có thêm đèn nền trên các phím để quan sát trong đêm. Các tính năng khác đều có đầy đủ như nhận diện cử chỉ, điều khiển bằng giọng nói.
HU715Q CineBeam có màu trắng và dải loa phía trước bọc vải giống sản phẩm phía Samsung. Tuy nhiên, máy có các đường nét vuông vức, không bo cong nhiều ở các cạnh.
NVIDIA đầu tư vào Việt Nam sẽ là 'cú hích' nhảy vọt về công nghệ
Samsung cắt giảm nhân sự toàn cầu: 'Cơn bão' có tràn tới Việt Nam?