Lực cầu xuất hiện từ 14h, VN-Index rút chân lên cao nhất phiên. Các nhóm bảo hiểm, điện, khai khoáng đón dòng tiền.
VN-Index giảm 19,1 điểm (-1,49%) về 1.261,93 điểm kèm thanh khoản lớn trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 24/5. Tính chung cả tuần, chỉ số giảm 11,18 điểm (-0,88%), chấm dứt chuỗi 4 tuần tăng liên tục. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước có tăng lãi suất và tín phiếu trước áp lực tỷ giá tăng cao. Đồng thời, biên bản họp FOMC cho thấy quan chức FED thận trọng về thời điểm nới lỏng chính sách tiền tệ do lạm phát chững đà giảm vài tháng gần đây.
Bước sang phiên giao dịch ngày 27/5, tâm lý nhà đầu tư bớt hoảng loạn, thị người cân bằng vào thời điểm đầu giờ sáng.
14h45: Lực cầu xuất hiện từ thời điểm 14h, kết phiên VN-Index tăng 5,75 điểm (+0,46%) lên 1.267,68 điểm, cao nhất ngày.
Thanh khoản phiên hồi phục khá thấp, đạt 726,7 triệu cổ phiếu, bằng 82,7% thanh khoản trung bình 20 phiên. Giá trị giao dịch đạt 17.584 tỷ đồng.
Thị trường có 20/25 ngành tăng điểm. Trong đó, đáng chú ý nhất là nhóm bảo hiểm (+2,82%), thiết bị điện (+2,41%), tiện ích (+2,32%), khai khoáng (+1,49%). Nhóm ngân hàng và bán lẻ gặp áp lực bán khi lần lượt giảm 0,02% và 0,44%.
Vào cuối giờ, cổ phiếu GEX và EIB gây chú ý khi đón nhận nguồn tiền lớn đẩy giá tăng mạnh. Kết phiên, GEX tăng 4,13%, khối lượng 16,4 triệu đơn vị; EIB tăng 5,03%, khối lượng 23,3 triệu đơn vị.
14h: VN-Index giảm nhẹ 2,57 điểm nhưng độ rộng thị trường lệch hẳn về bên bán với 269 mã giảm, 150 mã tăng và 87 mã tham chiếu.
Nhìn chung thị trường không biến động quá nhiều so với phiên sáng. Nhóm hàng không, cổ phiếu HVN tăng 3,51%, tạo đỉnh mới 2 năm.
11h30: Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, VN-Index tăng 2,06% lên 1.263,99 điểm. Thanh khoản đạt 309 triệu cổ phiếu, bằng 52% thanh khoản phiên 24/5, giá trị giao dịch đạt 7.393 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng 145,5 tỷ đồng, tập trung bán các cổ phiếu CTG (46,3 tỷ đồng), MWG (42,2 tỷ đồng), HDB (39,6 tỷ đồng)... Ở chiều ngược lại, nhóm này mua ròng FPT (100,5 tỷ đồng).
Một số nhóm ngành tăng tốt gồm bảo hiểm (+1,66%), cao su (+2,36%), dịch vụ tư vấn hỗ trợ (+3,93%), tuy nhiên nhóm này khá nhỏ so với quy mô chung.
Các ngành lớn diễn biến không quá tích cực như ngân hàng (-0,22%), bán lẻ (-0,79%), bất động sản (+0,19%).
10h40: VN-Index tiếp tục giằng co quanh tham chiếu, khối lượng giao dịch 247 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch khoảng 5.900 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu APEC gồm APS, IDJ, API trần cứng, cổ phiếu CSC có quan hệ “mật thiết” với vợ chồng ông Nguyễn Đỗ Lăng cũng tăng 4,42%.
Cổ phiếu POW sau thông tin tích cực có lúc tăng trần lên 12.100 đồng/cp, hiện tại đang giao dịch quanh mốc 12.000 đồng (+5,73%)h
9h30: Kết thúc ATO, VN-Index tăng 1,53 điểm, lực cầu tiếp tục đẩy vào, chỉ số tăng 3 điểm lên 1.264,93 điểm vào 9h20. Độ rộng thị trường lệch hẳn về phía tích cực với 165 mã tăng điểm, 82 mã giảm điểm và 89 mã tham chiếu và 16/25 ngành tăng điểm.
Thị trường xảy ra sự phân hóa, chưa có nhóm nào thật sự dẫn dắt.
Cổ phiếu POW tăng 1,32% kèm thanh khoản 1,3 triệu cổ phiếu sau khi đón nhận thông tin ước tính về kết quả kinh doanh tháng 5, đồng thời có thể nhận 1.000 tỷ đồng thu nhập bất thường diễn.
Tuy nhiên, đến 9h30, áp lực bán quay trở lại, chỉ số giảm 3,35 điểm, về 1.258,58 điểm. Nhóm penny ngược dòng với nhiều cổ phiếu tăng mạnh như JVC (+6,78%), CCL (+6,93%), API (+8,51%), IDJ (+2,99%),...
>> Nhận định thị trường 27-31/5: Nhiều CTCK cho rằng VN-Index về vùng 1.240 điểm