Phiên giao dịch ngày 16/4, VN-Index giảm 0,93 điểm về 1.215,68 điểm. Chỉ số biến động lớn trong phiên, đặc biệt đến từ nhóm VN30.
VN-Index xuất hiện phiên bán tháo bất ngờ ngày 15/4, chỉ số giảm gần 60 điểm (-4,7%) về 1.216,61 điểm, đây là phiên giảm điểm mạnh nhất trong gần 2 năm qua. Cùng thời điểm, vĩ mô có những diễn biến không mấy tích cực như căng thẳng Iran - Isarel gia tăng và áp lực tỷ giá tăng mạnh.
14h45: VN-Index “bất ngờ” rút chân lên 1.215,68 điểm (còn giảm 0,93 điểm). Như vậy, so với giá thấp nhất phiên thời điểm 13h25 tại 1.191,73 điểm, chỉ số đã rút lên gần 24 điểm. Chỉ riêng trong ATC, VN-Index hồi lên hơn 9 điểm.
Trong phiên VN-Index liên tục biến động với biên độ lớn. Lý do bởi 1 số cổ phiếu trụ rung giật mạnh như VHM có thời điểm giảm 4% rồi kéo tăng 0,71% sau ATC, hay VIC, BID, VCB,...
Thanh khoản trên sàn HoSE đạt 30.326 triệu cổ phiếu, tương ứng 1.355 triệu cổ phiếu được trao tay, cao hơn 31% thanh khoản trung bình 20 phiên.
Tuy tiến lên gần tham chiếu nhưng độ rộng thị trường vẫn lệch hẳn về bên bán với 361 cổ phiếu giảm điểm, 160 cổ phiếu tăng điểm và 58 cổ phiếu tham chiếu và 8/25 nhóm ngành giữ được sắc xanh.
Nhóm ngân hàng tăng 0,46%, tuy nhiên cũng xảy ra sự phân hóa. Một số cổ phiếu nổi lên tăng mạnh như LPB (+4,01%), TCB (+2,48%), MBB (+2,14%), nhưng cũng có nhiều cổ phiếu giảm điểm như MSB (-1,45%), STB (-0,73%),...
14h: Phiên giao dịch biến động mạnh, từng có thời điểm VN-Index giảm gần 25 điểm về 1.191,73 điểm. Tuy nhiên, chỉ số nhanh chóng rút chân lên 1.207,77 điểm vào thời điểm 14h.
Thanh khoản đạt 25.800 tỷ đồng, tương ứng 1.150 triệu cổ phiếu đã được sang tay.
Diễn biến trên đến từ biến động 1 số cổ phiếu có thanh khoản lớn như VHM, VIC, BID, VCB,..Nhóm midcap và penny vẫn tiếp tục giảm sâu.
11h30: Áp lực bán tăng mạnh về cuối phiên, VN-Index kết phiên sáng tại 1.206,97 điểm, giảm 9,64 điểm (-0,79%). Thanh khoản lớn, đạt 14.982 tỷ đồng, tương ứng gần 658 triệu cổ phiếu.
Như vậy, sau 1,5 phiên giao dịch, VN-Index đã giảm gần 70 điểm, quay lại vùng điểm số hồi giữa tháng 2.
Nhóm ngân hàng tăng 0,3%, trong đó, riêng cổ phiếu BID tăng 2,21% đóng góp 1,54 điểm cho thị trường. Chiều ngược lại các nhóm ngành khác đều giảm điểm mạnh như nhóm bất động sản (giảm 2,3%), nhóm chứng khoán (giảm 2,15%), xây dựng, đầu tư công (giảm 2,04%),...
Áp lực tỷ giá tăng cao, tại thời điểm 11h30, tỷ giá USD mở gap tăng 0,34% lên 25.265 đồng.
10h30: VN-Index rút chân lên quanh tham chiếu tại 1.216 điểm. Tuy nhiên, đóng góp vào điểm số chung đến từ nhóm VN30, khi nhóm này tăng 3,7 điểm (+0,3%), nhóm midcap và penny vẫn tiếp tục gặp áp lực bán mạnh.
Bởi vậy, dù về lại tham chiếu nhưng số cổ phiếu giảm điểm (343 cổ phiếu) đang áp đảo số cổ phiếu tăng điểm (113 cổ phiếu).
Thanh khoản thị trường đạt 10.600 tỷ đồng, tương ứng với 467 triệu cổ phiếu, cao hơn 27% so với cùng thời điểm phiên ngày 15/4, khoảng cách đã được co hẹp so với đầu giờ sáng.
Nhà đầu tư nước ngoài hãm đà bán ròng, thời điểm hiện tại đang bán ròng 7 tỷ đồng.
Nhóm ngân hàng hút được dòng tiền khi toàn ngành tăng 0,78% giúp ổn định tâm lý cho nhà đầu tư.
Mặc dù gặp áp lực bán lớn kèm thanh khoản cao, tuy nhiên tâm lý nhà đầu tư sau 1 đêm dường như đã ổn định trở lai, chỉ số tăng tốt sau ATO phiên 16/4.
9h25: Sau ATO, VN-Index tăng mở gap 2,03 điểm lên 1.218,64 điểm. Tuy nhiên, đến 9h25, áp lực bán quay trở lại, VN-Index về quanh 1.208 điểm (giảm 8 điểm).
Thanh khoản đạt 161 triệu cổ phiếu, gấp hơn 2 lần cùng thời điểm phiên 15/4.
Độ rộng thị trường lệch hẳn về bên bán với 321 mã giảm, 50 mã tăng và 63 mã tham chiếu, có 11/25 nhóm ngành giữ được sắc xanh.
VN-Index tiếp tục giảm hơn 8 điểm đầu giờ sáng phiên 16/4 |
>> Phiên 15/4: Vốn hóa sàn HoSE ‘bốc hơi' 244.000 tỷ đồng, nguyên nhân giảm do đâu?