Đây cũng là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế và là tỉnh đầu tiên của Tây Nguyên có 2 thành phố trực thuộc tỉnh và sắp có 3 khu công nghiệp quy mô 1.200ha.
Mới đây, Lâm Đồng được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đến năm 2030, Lâm Đồng trở thành "Thiên đường xanh" với sức hút của các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái - chăm sóc sức khỏe - thể thao cao cấp hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á.
Phấn đấu đến năm 2045, Lâm Đồng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm 3 quận, 3 thị xã, 3 huyện. Ngoài ra, khu vực ngoại thành là một số thị trấn huyện lỵ và thị trấn thuộc huyện giữ vai trò là trung tâm huyện hoặc trung tâm các xã hoặc các cụm xã.
Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lâm Đồng đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống với các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển.
Lâm Đồng là tỉnh duy nhất của Tây Nguyên được quy hoạch sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng |
Về phương án quy hoạch hệ thống đô thị, Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2030 hệ thống đô thị của tỉnh gồm 17 đô thị; trong đó, có 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại II, 3 đô thị loại III, 5 đô thị loại IV và 7 đô thị loại V. Khi có đủ điều kiện, tiêu chí theo quy định sẽ phát triển thêm 5 đô thị loại V.
>> Lộ diện địa phương sắp lên thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất Việt Nam
Theo hồ sơ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Lâm Đồng triển khai đầu tư hình thành 3 khu công nghiệp mới gồm: Khu công nghiệp tại huyện Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh, diện tích 500ha), khu công nghiệp Tân Rai (huyện Bảo Lâm, diện tích 500ha) và khu công nghiệp Lộc Châu - Đại Lào (TP. Bảo Lộc, diện tích 188ha). Ba khu công nghiệp này có diện tích gần 1.200ha.
Một góc huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng |
Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng, Lâm Đồng hiện có 3 khu công nghiệp đã được hình thành và nằm trong hệ thống khu công nghiệp quốc gia: Khu công nghiệp Lộc Sơn (TP. Bảo Lộc, diện tích 183ha, triển khai từ năm 2004), khu công nghiệp Phú Hội (huyện Đức Trọng, diện tích 109ha, triển khai từ năm 2004) và khu công nghiệp Phú Bình (cũng huyện Đức Trọng, diện tích gần 246ha, xây dựng đề án từ năm 2017).
Về cụm công nghiệp, mới đây, huyện Bảo Lâm cũng quy hoạch điều chỉnh cụm công nghiệp Lộc Thắng 32,29ha và cụm công nghiệp Lộc An có diện tích 27,46ha.
>> Đệ nhất cung đường đèo Đà Lạt sẽ thông xe ngày 31/1/2024
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nằm ở cực Nam của vùng Tây Nguyên, miền Trung của Việt Nam, đồng thời là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thủ phủ của tỉnh là thành phố Đà Lạt.
Nằm trên 3 cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên - Di Linh - Bảo Lộc (tên cũ là B'Lao) với độ cao 1500m so với mực nước biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế. Năm 2010, Lâm Đồng là tỉnh đầu tiên của Tây Nguyên có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Đà Lạt, Bảo Lộc).
>> Tỉnh lớn thứ hai Việt Nam sẽ trở thành 'Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khoẻ
‘Siêu cảng hàng không’ làm bệ phóng, tỉnh này sẽ ‘cất cánh’ xứng tầm cực tăng trưởng quan trọng
Tỉnh sắp 'cất cánh' lên thành phố trực thuộc Trung ương: Mục tiêu thu ngân sách 55.600 tỷ đồng