Nhịp sống

Loại cây được trồng bạt ngàn ở Việt Nam nhưng lại 'là của hiếm' ở các nước khác, xuất khẩu số 1 thế giới, thu về gần 300 triệu đô/năm

Như Ý 26/08/2024 18:16

Không chỉ là một loại gia vị, đây còn là thứ được sử dụng để làm hương liệu, thuốc chữa bệnh...

Quế là vỏ cây khô của một số loài cây thuộc chi Cinnamomum, có màu nâu đỏ, vị ngọt cay và hương thơm đặc trưng. Đây là loại cây thân gỗ mang lại hiệu quả kinh tế cao lại dễ vun trồng, chăm sóc.

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia trồng quế lớn nhất thế giới với tổng diện tích lên đến 180.000ha, tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Điều kiện tự nhiên thuận lợi đã giúp Việt Nam trở thành "vương quốc quế" hàng đầu thế giới. Trữ lượng vỏ quế của nước ta vô cùng dồi dào, ước tính từ 900.000 đến 1.200.000 tấn, cho phép nước ta thu hoạch bình quân từ 70.000 đến 80.000 tấn quế mỗi năm. Nhờ đó, Việt Nam đã xuất khẩu lượng lớn quế ra thị trường quốc tế, mang về kim ngạch xuất khẩu ấn tượng lên tới 292 triệu USD vào năm 2022. Nước ta giữ "ngôi vương" trong xuất khẩu quế ra thế giới.

Quế là một trong những mặt hàng xuất khẩu của nước ta. Ảnh: Internet

Quế là một trong những mặt hàng xuất khẩu của nước ta. Ảnh: Internet

Với tổng sản lượng xuất khẩu gần 90.000 tấn, tăng 14,6% so với năm 2022, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là nước xuất khẩu quế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu lại giảm 10,7% xuống còn hơn 260 triệu USD. Ấn Độ, Mỹ và Bangladesh vẫn là những thị trường tiêu thụ quế lớn nhất của Việt Nam.

Nhu cầu tiêu thụ quế ngày càng đa dạng hóa, không chỉ dừng lại ở việc sử dụng làm gia vị mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... Để đáp ứng nhu cầu này, Việt Nam đã không ngừng đầu tư vào công nghệ chế biến, cho ra đời nhiều sản phẩm quế chất lượng cao như quế xay, quế bột. Điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị của sản phẩm quế Việt Nam mà còn khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế.

Nước ta là nguồn xuất khẩu quế hàng đầu thế giới. Ảnh: Internet

Nước ta là nguồn xuất khẩu quế hàng đầu thế giới. Ảnh: Internet

Trên thực tế, quế không được trồng phổ biến trên thế giới mà chỉ có ở một số quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Nam Mỹ, Indonesia... Nhờ tính ứng dụng cao, nhiều người dân trên các quốc gia đều có nhu cầu sử dụng quế trong đời sống.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu quế ở một số thị trường khác để phục vụ xuất khẩu. Theo số liệu sơ bộ từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), lượng quế nhập khẩu của nước ta trong tháng 7/2024 giảm 13,1% so với tháng trước, đạt 245 tấn với tổng giá trị 0,7 triệu USD. Indonesia và Trung Quốc vẫn là hai nhà cung cấp quế chính cho Việt Nam, lần lượt đóng góp 148 tấn và 54 tấn.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2024 Việt Nam nhập khẩu 2.979 tấn quế, giá trị đạt hơn 7,1 triệu USD Trong đó, nước ta nhập khẩu từ Indonesia 1.299 tấn quế và 1.242 tấn từ thị trường Trung Quốc.

Quế không chỉ là gia vị quan trọng mà còn mang đến tác dụng to lớn đối với sức khỏe. Ảnh: Internet

Quế không chỉ là gia vị quan trọng mà còn mang đến tác dụng to lớn đối với sức khỏe. Ảnh: Internet

Việc phát triển xuất khẩu quế đã và đang góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Không chỉ vậy, ngành quế còn tạo ra nhiều việc làm cho người dân từ khâu trồng trọt, thu hoạch, chế biến đến xuất khẩu. Điều này giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Ở các vùng trồng quế, ngành quế đã góp phần phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống của người dân. Việc trồng và chế biến quế tạo ra chuỗi giá trị, từ đó thúc đẩy các ngành dịch vụ khác như vận tải, thương mại phát triển.

Ngoài ra, việc xuất khẩu quế còn giúp đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào một số mặt hàng xuất khẩu chính.

>> Loại cây thân gỗ từng giúp Việt Nam 'bỏ túi' gần 300 triệu đô, 'len lỏi' vào gần 100 quốc gia khác nhau

Loài cây 'sự sống' khổng lồ có thể sống đến 3.000 năm, thân có thể chứa đến 120.000 lít nước sạch

Loại cây 'báu vật' trong nhóm Tứ Linh ở Việt Nam, trả giá 250 cây vàng chủ vẫn không chịu bán

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/loai-cay-duoc-trong-bat-ngan-o-viet-nam-nhung-lai-la-cua-hiem-o-cac-nuoc-khac-xuat-khau-so-1-the-gioi-thu-ve-gan-300-trieu-do-nam-d131476.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Loại cây được trồng bạt ngàn ở Việt Nam nhưng lại 'là của hiếm' ở các nước khác, xuất khẩu số 1 thế giới, thu về gần 300 triệu đô/năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH