“Loại quả từ thiên đường” của Việt Nam làm Mỹ, Nhật, Trung mê mẩn: Xuất khẩu hàng nghìn tấn mỗi năm, được trồng nhiều ở miền Bắc
Loại quả của Việt Nam được nhiều quốc gia yêu thích vì chất lượng và có giá trị dinh dưỡng cao.
Loại quả trồng một lần, hái quả 10 năm
Ở Việt Nam, cây gấc thường được trồng để tạo bóng mát cho sân. Phần thịt gấc có màu đỏ đậm thường được sử dụng để làm xôi trong các dịp lễ hội và cũng được ứng dụng trongy học dân gian như một vị thuốc trong các bài thuốc cổ truyền.
Là loại cây lâu năm, gấc chỉ cần trồng một lần là có thể thu hoạch hàng chục năm. Với sự tiến bộ về giống và kỹ thuật trồng gấc, năng suất có thể đạt trên 20 tấn quả/ha, mang lại thu nhập khoảng 100-150 triệu đồng/ha. Gấc dễ trồng,dễ tiêu thụ và giá cả ổn định, điều này đã thúc đẩy nhiều nông dân chuyển sang trồng gấc quy mô lớn với hiệu quả kinh tế cao.
Ở miền Bắc, có khoảng 18 tỉnh có trồng gấc theo quy mô hộ gia đình với diện tích canh tác phân tán và rải rác. Năm 2018, diện tích canh tác chủ yếu tập trung ở các tỉnh như Hải Dương, Thái Bình, Bắc Giang, Hưng Yên và các tỉnh phía Bắc khác. Mùa thu hoạch thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 1 hàng năm.
Ở miền Nam, các tỉnh như Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai có thể trồng gấc quanh năm nhờ thời tiết ôn hòa và độ ẩm cao.
Do nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và thảo dược, sản phẩm từ quả gấc của Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 10 quốc gia và khu vực trên thế giới. Thị trường lớn và tiềm năng nhất là Trung Quốc, còn lại là xuất khẩu sang Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan và Châu Âu. Sản lượng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ ước đạt 500 - 1.000 tấn/năm, vào Ấn Độ là khoảng 11.000 tấn/năm, vào Nhật Bản là 4,2 triệu tấn/năm, vào Thái Lan là khoảng 1 triệu tấn/năm và vào Châu Âu là trên 2 triệu tấn/năm.
Người nước ngoài tìm cách trồng "loại quả đến từ thiên đường"
Hãng tin CGTN (Trung Quốc) đã đăng một bài viết về loại trái cây độc đáo của Việt Nam, tạo ra “cơn sốt” trong nước này. Theo bài viết, ở Trung Quốc gần đây có nhiều sản phẩm chiết xuất từ gấc đã trở nên phổ biến và được ưa chuộng. Nhờ giá trị dinh dưỡng cao, gấc được biết đến như là “loại quả đến từ thiên đường".
Nông dân ở Đài Loan (Trung Quốc) có tên You Zonghan chia sẻ: "Có nhiều loại gấc. Gấc ở Việt Nam và Thái Lan thì tròn và lớn hơn. Gấc ở Đài Loan thì nhỏ và có hình bầu dục. Loại gấc của Việt Nam nổi bật với nhiều thịt, mềm và có mùi thơm đặc trưng."
Sau 6 năm nỗ lực, Trang trại Cải cách Nông nghiệp Đài Đông (Đài Loan, Trung Quốc) đã thành công trong việc nhân giống loài gấc bản địa đầu tiên.
Tờ Zaobao (Singapore) ghi lại câu chuyện của một người nông dân 70 tuổi, ông nâng niu cây gấc như một kho báu: "Một ngày nọ, nhóm bạn của chúng tôi tới một hòn đảo xa xôi để nghỉ ngơi. Chúng tôi đã theo chân ông He đến trang trại của ông. Dưới bóng cây xanh mát, lần đầu tiên tôi bắt gặp loại quả quý hiếm này."
Theo lời ông He, những quả gấc được bảo vệ bằng túi ni lông và lưới nhựa bên ngoài nhằm mục đích ngăn chặn côn trùng và chim mổ.
Tờ báo Malaysia Orientaldaily cho biết, nhờ vào giá trị dinh dưỡng cao, quả gấc đang trở nên phổ biến, thậm chí có người trồng gấc trực tiếp trong vườn không chỉ để thu hoạch quả mà còn để trang trí.
Tại Malaysia, gấc trước đây không được nhiều người biết đến nhưng do bị thu hút từ những lợi ích của loại quả này, nhiều người đã bắt đầu tự trồng nó tại nhà.
Chị Chen Meibao ở Malaysia chia sẻ rằng sau khi biết đến gấc và được một người bạn cho uống thử nước từ quả gấc, chị đã đem hạt về và trồng ngay.
Ngoài châu Á, châu Âu và Mỹ cũng đang thể hiện sự quan tâm đối với loại quả này. Tạp chí sức khỏe Mỹ đã từng viết một bài viết về quả gấc Việt Nam với tiêu đề "Gấc, kho báu châu Á chứa đầy ắp chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe của bạn."
Theo các nhà khoa học, trong 100g thịt gấc (màng đỏ) có 15mg caroten và 16mg lycopene. Các chất này là nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm chức năng chống suy dinh dưỡng, làm sáng mắt, chống lão hóa, phòng và điều trị các vấn đề về da như tàn nhang, da khô và rụng tóc.
Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất của caroten, lycopene và vitamin E (tocopherol) có trong dầu gấc còn có tác dụng vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú.