Quý I/2022, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp phân bón như: DGC, PSW, DPM, VAF, LAS,... đều thăng hoa nhờ hưởng lợi về giá từ cuộc xung đột chính trị Nga – Ukraine.
Giá bán cùng sản lượng phân bón bật tăng (lượng phân bón xuất khẩu cả nước đạt 474.268 tấn, tăng 42,2% YoY; giá xuất khẩu đạt hơn 653 USD/tấn, gấp đôi quý I/2021), các doanh nghiệp phân bón ghi nhận mức lợi nhuận tăng bằng lần trong quý I/2022.
Đạm Phú Mỹ (DPM): Lợi nhuận sau thuế gấp 12,4 lần cùng kỳ năm trước
Quý I/2022, DPM ghi nhận doanh thu thuần gấp 3 lần lên 5.829 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 2.114 tỷ đồng, gấp 12,4 lần cùng kỳ năm trước - Đây tiếp tục là mức lợi nhuận kỷ lục của ĐPM.
CTCP Phân bón và Hóa chất dầu khí Tây Nam Bộ (PSW): Lãi tăng 140% so với quý I/2021
Cụ thể, theo BCTC quý I/2022, PSW, công ty con của Đạm Phú Mỹ ghi nhận doanh thu gấp 2,2 lần lên 828,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gấp 2,4 lần lên 11,6 tỷ đồng.
Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC): Quý I thăng hoa cùng 1.506,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế
DGC ghi nhận 3.634 tỷ đồng doanh thu thuần và 1.506,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế , lần lượt tăng 87% và gấp 5,4 lần quý I/2021. Đây cũng là mức lợi nhuận kỷ lục DGC.
Phân lân nung chảy Văn Điển (VAF): Lãi sau thuế gấp 2,25 lần quý I/2021
Quý I/2022, VAF đạt 388 tỷ đồng doanh thu tăng 27%, lãi sau thuế đạt 18 tỷ đồng, gấp 2,25 lần quý I/2021.
Phân lân Ninh Bình (NFC): Báo lãi gấp 3,7 lần cùng kỳ
NFC công bố doanh thu quý đầu năm đạt 217 tỷ đồng, tăng 67% so với quý I/2021; lợi nhuận sau thuế gấp 3,7 lần đạt 11,2 tỷ đồng.
Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS): Lợi nhuận sau thuế quý I/2022 đạt 31 tỷ đồng
Quý I/2022, LAS đạt 1.054 tỷ đồng doanh thu, tăng 39% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế tăng 26% lên 31 tỷ đồng.
Thuế VAT 5% với phân bón chính thức có hiệu lực, SSI Research chỉ ra hai doanh nghiệp hưởng lợi lớn
Đạm Phú Mỹ (DPM) có thể điều chỉnh giá bán ure do giá khí tự nhiên tăng cao