Đầu tháng 5, Lộc Trời còn nợ 472 tỷ đồng tiền thu mua lúa của nông dân ở 5 huyện của tỉnh An Giang và một số địa phương tại ĐBSCL do khó khăn trong vay vốn ngân hàng và thu tiền từ đối tác mua gạo.
Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) vừa thông báo đã phối hợp với Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) hoàn thành việc thanh toán toàn bộ số tiền thu mua lúa vụ đông xuân 2023-2024 cho bà con nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Trước đó, Lộc Trời đã ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và đầu tư vật tư, dịch vụ nông nghiệp không tính lãi suất trên diện tích hơn 50.000ha tại ĐBSCL. Doanh nghiệp đã lên kế hoạch bao tiêu toàn bộ số lượng lúa này, làm việc với các ngân hàng để đảm bảo vốn thu mua và thanh toán đúng hạn cho nông dân. Đồng thời, Lộc Trời đã tái cấu trúc tài chính để ổn định dòng vốn sản xuất kinh doanh, tham gia vào đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao được Chính phủ phê duyệt.
Đến giữa tháng 4/2024, Lộc Trời đã mua trên 300.000 tấn lúa với tổng giá trị gần 2.500 tỷ đồng, đưa vào chế biến tại các nhà máy của tập đoàn. Riêng tại An Giang, sản lượng thu mua đạt trên 120.000 tấn lúa, trị giá gần 1.000 tỷ đồng. Tổng số tiền đã trả cho bà con nông dân lên đến trên 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến ngày 1/5, Lộc Trời còn nợ 472 tỷ đồng tiền thu mua lúa của nông dân ở 5 huyện của tỉnh An Giang và một số địa phương tại ĐBSCL do khó khăn trong vay vốn ngân hàng và thu tiền từ đối tác mua gạo.
Ngày 21/5/2024, Lộc Trời đã hoàn tất việc thanh toán số tiền 472 tỷ đồng, thực hiện đúng cam kết trả nợ với nông dân và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, tập đoàn đang hoàn tất thỏa thuận vay 90 triệu USD (tương đương 2.200 tỷ đồng) với Ngân hàng FMO thuộc Chính phủ Hà Lan và đàm phán với các ngân hàng khác để đảm bảo dòng vốn dài hạn.
Tính đến ngày 14/5/2024, Lộc Trời đã xuất khẩu gần 100.000 tấn gạo |
>> Lộc Trời (LTG) làm ăn bết bát nhưng các lãnh đạo vẫn nhận lương vài tỷ đồng
Tính đến ngày 14/5/2024, Lộc Trời đã xuất khẩu gần 100.000 tấn gạo, trị giá gần 63 triệu USD (trên 1.500 tỷ đồng) và đang hoàn thành các đơn hàng khác trong nửa cuối quý II/2024. Năm 2023, mảng xuất khẩu gạo giúp doanh thu của tập đoàn đạt mức kỷ lục 11.233 tỷ đồng, nhưng dư nợ cao, các khoản tiền ứng sản xuất và nhiều nguyên nhân khác đã khiến lợi nhuận gộp chỉ đạt 253 tỷ đồng với biên lợi nhuận gộp 2%, giảm so với 2,9% của năm trước.
Lộc Trời đã đưa gạo thương hiệu “Cơm Việt Nam Rice” lên kệ các siêu thị hàng đầu châu Âu như Carrefour, Leclerc, và mở rộng thị trường sang Anh, Mỹ, Canada. Tập đoàn cũng đẩy mạnh mở rộng chế biến phụ phẩm từ nông nghiệp để phục vụ tiêu dùng và sản xuất công nghiệp, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Lộc Trời, bày tỏ sự cảm động trước lòng tin yêu và ủng hộ của bà con nông dân cũng như chính quyền địa phương.
>> Lộc Trời (LTG) làm thế nào để trả khoản nợ 160 tỷ đồng cho 900 nông dân khi đang lỗ nặng?
Lộc Trời trình phương án chuyển sàn sang HoSE
Tập đoàn Lộc Trời nợ hàng trăm tỷ đồng tiền mua lúa của nông dân