Theo thống kê từ Chứng khoán VNDirect, tính tới ngày 10/5/2022, đã có 1.089 công ty niêm yết/giao dịch trên 3 sàn giao dịch )chiếm 94,3% giá trị vốn hóa thị trường) đã công bố kết quả kinh doanh quý I/2022.
Theo đó, lợi nhuận ròng thị trường quý I/2022 tăng mạnh 33,2% so với cùng kỳ - hơn mức 14,4% so với quý IV/2021.
Cũng theo VND, đòn bẩy tài chính của nhóm được thống kê nhích lên trong quý I/2022 - phù hợp với tốc độ trăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng là 5%, cao hơn mức 3% trong quý I/2021.
Theo VNDirect, điều này chỉ ra rằng các doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng vốn vay để mở rộng hoạt động sau đại dịch.
Điểm nhấn tăng trưởng trong quý (không tính các nhóm trụ) đến từ nhóm hóa chất, viễn thông, dịch vụ hay điện với các mức tăng từ hàng chục đến hàng trăm phần trăm.
Quý I/2022, ngành hóa chất (được đóng góp chủ yếu bởi DPM, DCM và DGC) có mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ấn tượng 304,1% do được hưởng lợi khi giá phân bón và phốt pho tăng.
Với nhóm thực phẩm, tăng trưởng lợi nhuận ròng trong quý I/2022 của nhóm ghi nhận tăng 44,5% so với cùng kỳ - cao hơn mức 13,8% trong quý I/2021.
Đáng chú ý, ngành viễn thông đã ghi nhận lợi nhuận ròng dương 1.821 tỷ đồng trong quý I/2022 so với mức âm trong quý I/2021 (phần lớn là nhờ 1.189 tỷ đồng lợi nhuận ròng của VGI).
Tăng trưởng lợi nhuận ròng từ mảng Dịch vụ tiện ích trong quý I/2022 đạt 52% - cao hơn mức 1,9% YoY nhờ kết quả kinh doanh tốt của GAS (+68,9%).
Tương tự, lợi nhuận ròng ngành điện tăng trở lại 56,4% sau khi giảm 35,8% YoY nhờ sự phục hồi tiêu thụ điện hậu COVID-19 và việc các nhà máy điện gió bổ sung hoạt động vào tháng 11/2021 đã bắt đầu tạo ra lợi nhuận.
Hay như lợi nhuận ròng của nhóm doanh nghiệp xây dựng & vật liệu cũng ghi nhận tăng 33,1% so với cùng kỳ năm 2021 nhờ việc giá kính xây dựng, thạch anh và ống nhựa tăng.
Khối ngoại âm thầm mua 9 phiên liên tiếp một cổ phiếu chứng khoán top đầu
Công ty liên quan phó tướng VNDirect muốn huy động 600 tỷ từ trái phiếu '4 không'