Vĩ mô

Lương của cán bộ, công chức sau sáp nhập được bảo lưu thế nào?

Phúc Lam 26/03/2025 18:32

Bộ Nội vụ vừa hoàn thành dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, chuyển Bộ Tư pháp thẩm định.

Bộ Nội vụ đề xuất bảo lưu chế độ, tiền lương và phụ cấp chức vụ trong 6 tháng cho cán bộ, công chức, viên chức từ đơn vị hành chính cũ sang làm việc tại các tỉnh, xã sau sáp nhập.

Sau thời gian này, các chức danh chuyển sang thực hiện chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ theo vị trí việc làm mới phù hợp với quy định.

Căn cứ theo quy định của Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời thực hiện các chế độ, chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính đảm bảo đúng đối tượng và quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính.

Dự thảo Nghị quyết nêu rõ, số lượng biên chế cấp tỉnh mới không vượt quá tổng số hiện có của các đơn vị cũ; biên chế cấp xã mới không được vượt quá tổng số của các đơn vị cũ cộng thêm cán bộ huyện được điều động.

Ngoài ra, số lượng lãnh đạo cấp tỉnh mới không được vượt quá tổng số lãnh đạo của các đơn vị cũ. Số lãnh đạo cấp xã sẽ theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

>>Bình Thạnh đề xuất từ 15 phường sáp nhập chỉ còn 4: Gia Định, Bình Hòa, Thạnh Mỹ Tây và Bình Quới

Lương của cán bộ, công chức sau sáp nhập được bảo lưu thế nào?
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có hiệu lực thi hành, số lượng lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức phải được đưa về đúng quy định.

Trước đó, Bộ Nội vụ cũng trình Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang Bộ; cùng với tiêu chí thành lập và số lượng cấp phó tối đa của các đơn vị trực thuộc. Trong đó, dự thảo Nghị định nêu rõ, việc quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được quyết định số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc, trực thuộc, nhưng phải đảm bảo bình quân không quá 3 người/đơn vị.

Dự thảo cũng nêu rõ, nếu việc sắp xếp bộ máy Nhà nước khiến số lượng cấp phó vượt quá quy định, thì trong vòng 5 năm kể từ khi quyết định sắp xếp có hiệu lực, số lượng cấp phó phải được điều chỉnh theo đúng quy định.

Sáng 25/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 7 khóa XV để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 tới đây.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết: “Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nghị quyết về sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước ngày 30/6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại cấp xã trước ngày 30/6. Từ ngày 1/7 các nghị quyết sắp xếp, sáp nhập các tỉnh, xã sẽ có hiệu lực thi hành".

>>Cán bộ mất việc do tinh giản ở TP.HCM sẽ không còn được hưởng chính sách hỗ trợ thêm?

Đề xuất mới về số lượng cấp phó tối đa phù hợp với tinh gọn bộ máy

Gần 32% lao động TP. Hồ Chí Minh muốn lương trên 20 triệu nhưng bị ép giá: Doanh nghiệp không thể hay không muốn trả?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/luong-cua-can-bo-cong-chuc-sau-sap-nhap-duoc-bao-luu-the-nao-284385.html
Bài liên quan
  • Lương tối thiểu – Mức sống tối thiểu: Giải pháp nào giúp lao động thoát cảnh ‘giật gấu vá vai’?
    Lương tối thiểu tăng, nhưng đời sống người lao động có thực sự khá hơn? Hàng triệu công nhân vẫn chật vật với từng bữa ăn, từng đồng tiền trọ. Liệu đến bao giờ họ mới thoát khỏi vòng xoáy 'kiếm đủ sống' hay lương đủ sống vẫn mãi là một giấc mơ xa vời?
  • Các mức lương hưu theo quy định mới nhất
    Theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng, hiện nay có 3 mức chi trả: Mức tăng 15%, khoản tăng thêm, lương hưu theo Luật BHXH.
  • Làm quần quật vẫn nghèo: Đến bao giờ người lao động mới có lương đủ sống?
    Hàng triệu lao động Việt Nam vẫn đang bị mắc kẹt trong vòng xoáy “làm quần quật vẫn nghèo”. Dù cật lực làm việc mỗi ngày, thu nhập của họ vẫn không đủ để trang trải cuộc sống. Giá cả leo thang, lương tối thiểu thấp và những bất cập trong chính sách tiền lương khiến họ không thể có một cuộc sống ổn định. Bao giờ người lao động mới có mức lương đủ sống? Câu hỏi ấy vẫn còn bỏ ngỏ.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Lương của cán bộ, công chức sau sáp nhập được bảo lưu thế nào?
    POWERED BY ONECMS & INTECH