Sống

Máy bay lớn nhất thế giới dài hơn ‘siêu máy bay’ ở Việt Nam gần 40m, đạt độ cao tối đa 12.500m, được ví như ‘lâu đài trên bầu trời’

Nhật Linh 18/03/2024 09:15

Chiếc máy bay này khiến những máy bay thương mại nổi bật nhất cũng trở nên nhỏ bé.

Chiếc máy bay khổng lồ này có tên gọi WindRunner, được thiết kế bởi công ty năng lượng Radia có trụ sở tại bang Colorado, Mỹ. Với chiều dài hơn 108m, WindRunner dài hơn 32m so với chiếc máy bay chở khách dài nhất thế giới Boeing 747-8; dài hơn 39,7m so với B787-10 là chiếc máy bay dài nhất, chở được nhiều hành khách và hàng hóa nhất Việt Nam của Vietnam Airlines giới thiệu năm 2019 với 68,3m.

Chiếc máy bay khổng lồ này có tên gọi WindRunner, được thiết kế bởi công ty năng lượng Radia có trụ sở tại bang Colorado, Mỹ

Chiếc máy bay khổng lồ này có tên gọi WindRunner, được thiết kế bởi công ty năng lượng Radia có trụ sở tại bang Colorado, Mỹ

WindRunner có thể đạt độ cao tối đa 12.500m và bay từ trung tâm đến một địa điểm cách xa 2.000km. Kích thước của WindRunner khiến những máy bay thương mại nổi bật nhất cũng trở nên nhỏ bé. Máy bay này cao 24m và có sải cánh 80m.

Để dễ hình dung, WindRunner dài gần bằng một sân bóng bầu dục NFL (Giải bóng bầu dục quốc gia Mỹ). Kích thước ấn tượng mang đến cho máy bay này thể tích chở hàng 8.200m3 - gấp khoảng 12 lần thể tích của Boeing 747-400.

Với thân hình đồ sộ, WindRunner đòi hỏi cơ sở hạ tầng chuyên dụng. Ví dụ, cần có các đường băng 1.800m tại địa điểm sản xuất cánh turbine gió để phục vụ cho việc máy bay cất hạ cánh.

Kích thước của WindRunner khiến những máy bay thương mại nổi bật nhất cũng trở nên nhỏ bé

Kích thước của WindRunner khiến những máy bay thương mại nổi bật nhất cũng trở nên nhỏ bé

Nhiệm vụ chính của WindRunner là vận chuyển những cánh turbine gió khổng lồ trên cạn. Chúng có thể dài 45 - 90m và nặng tới 35 tấn. Kích thước khổng lồ này gây khó khăn cho các phương thức vận chuyển hiện nay. Với các trang trại điện gió ngoài khơi, tàu chuyên dụng sẽ vận chuyển cánh turbine. Nhưng với trang trại điện gió trên cạn, các phương tiện truyền thống không thể chở cánh turbine quá lớn.

Mark Lundstrom, nhà sáng lập Radia, đồng thời là nhà khoa học tên lửa được đào tạo tại MIT, dành 7 năm làm việc với một nhóm kỹ sư để cải tiến thiết kế của WindRunner. Ngoài việc giải quyết những hạn chế về vận chuyển, sức chở của máy bay này còn mở đường cho việc phát triển những turbine gió lớn hơn trên cạn, giúp khai thác tối đa tiềm năng của điện gió, Lundstrom nhận định.

Nhiệm vụ chính của WindRunner là vận chuyển những cánh turbine gió khổng lồ trên cạn

Nhiệm vụ chính của WindRunner là vận chuyển những cánh turbine gió khổng lồ trên cạn

"WindRunner có thể cách mạng hóa năng lượng tái tạo bằng cách vận chuyển các tua-bin gió khổng lồ đến các trang trại gió khác nhau" – đại diện công ty năng lượng Radia nói với tờ Wall Street Journal.

Thực tế, các cánh tua-bin gió khổng lồ từ trước tới nay chỉ có thể được vận chuyển ra nước ngoài bằng các loại tàu biển chuyên dụng, điều này hạn chế việc sử dụng chúng trên đất liền.

"Các tua-bin gió lớn nhất hiện nay và những tua-bin lớn hơn nữa trong tương lai không thể được vận chuyển đến các trang trại gió chính trên đất liền thông qua cơ sở hạ tầng mặt đất" – Công ty Radia cho biết thêm – "Điều này tạo động lực và cảm hứng cho chúng tôi tạo ra chiếc máy bay lớn nhất thế giới".

Sau khi giữ bí mật về WindRunner trong nhiều năm, Radia tuyên bố

Sau khi giữ bí mật về WindRunner trong nhiều năm, Radia tuyên bố "lâu đài trên bầu trời" sẽ thành hiện thực chỉ sau 4 năm nữa

Sau khi giữ bí mật về WindRunner trong nhiều năm, Radia tuyên bố "lâu đài trên bầu trời" sẽ thành hiện thực chỉ sau 4 năm nữa. Cùng với việc cách mạng hóa lĩnh vực năng lượng gió, ông Lundstrom cũng tin rằng khả năng "siêu vận chuyển" của WindRunner có thể được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả vận chuyển máy móc quân sự cỡ lớn.

>> Chiếc máy bay đầu tiên do Việt Nam chế tạo từ thập niên 80: Trọng lượng cất cánh lên tới 1.100kg, có thể bay thẳng từ Hòa Lạc sang Gia Lâm

Giải mã chiếc máy bay MiG-21 được công nhận Bảo vật quốc gia: Từng bắn hạ nhiều 'pháo đài bay' B-52, 8/9 phi công lái được tuyên dương Anh hùng LLVTND

Vị chỉ huy du kích huyền thoại của Việt Nam là người lãnh đạo trận đánh sân bay lớn nhất trong 9 năm chống Pháp trên toàn Đông Dương, phá huỷ 59 máy bay địch

Toàn cảnh công trình 2.500 tỷ đồng giữa lòng Hà Nội, hiện đang 'bảo vệ' máy bay vận tải quân sự C-130 Việt Nam sở hữu sau năm 1975

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/may-bay-lon-nhat-the-gioi-dai-hon-sieu-may-bay-o-viet-nam-gan-40m-dat-do-cao-toi-da-12500m-duoc-vi-nhu-lau-dai-tren-bau-troi-d118281.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Máy bay lớn nhất thế giới dài hơn ‘siêu máy bay’ ở Việt Nam gần 40m, đạt độ cao tối đa 12.500m, được ví như ‘lâu đài trên bầu trời’
POWERED BY ONECMS & INTECH