Theo MBS, cho vay bán lẻ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của ngân hàng VIB.
Tại báo cáo mới đây của Chứng khoán MB (MBS) đã cho biết, mảng cho vay mua nhà và cho vay mua xe của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB, mã chứng khoán: VIB) là động lực dẫn dắt tăng trưởng trong những năm tiếp theo.
Ngoài ra, mảng kinh doanh thẻ cũng đóng góp đáng kể vào danh mục cho vay bán lẻ của ngân hàng này.
Các chuyên gia tại MBS cho rằng hiện tại NHNN đang khá thận trọng trong việc nới room tín dụng cho các NHTM trong nửa cuối năm 2022 nhằm kiểm soát lạm phát.
Do đó, khả năng cao ngân hàng VIB sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 30% cho cả năm 2022 dù các mảng cho vay chủ lực của ngân hàng này đang là những mảng cho vay được chú trọng và là thị trường mà hầu hết các NHTM khác đang hướng tới.
Theo đó, trong năm 2022, MBS kỳ vọng mảng cho vay bán lẻ của VIB sẽ đạt mức tăng trưởng 15% và tăng lên mức 20% trong năm 2023 với kỳ vọng lạm phát được kiểm soát.
Theo MBS, "room" tín dụng đang là vấn đề với toàn ngành khi mà áp lực lạm phát khiến NHNN rất dè dặt trong việc nới room.
Cộng với việc gia tăng lãi suất, Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của VIB nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung có thể suy giảm mạnh hơn dự kiến và trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng VIB.
Trong khi đó, mảng cho vay chủ lực của VIB là bán lẻ hiện tại đang bị cạnh tranh khá khốc liệt bởi những ngân hàng lớn như VCB, CTG, TCB, VPB, MBB,…
Theo MBS, những ngân hàng này với tỷ trọng KHDN cao sẽ giúp mang về những khoản CASA lớn và do đó giúp họ có được lợi thế
về mặt chi phí vốn hơn so với VIB.
Ngoài ra, những ngân hàng thực hiện chuyển giao bắt buộc như MBB và VCB được ưu tiên hơn trong việc cấp room tín dụng, mà các ngân hàng này cũng đang tập trung vào cho vay bán lẻ nhiều hơn cũng khiến cho lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ như VIB giảm đi.
Dragon Capital mua gần 26 triệu cổ phiếu MBS
Công ty chứng khoán Top đầu sắp cán mốc 10.000 tỷ đồng dư nợ cho vay margin