Miền Trung Việt Nam sẽ có thêm 2 thành phố trực thuộc Trung ương
Theo định hướng, trong 2 địa phương này, có 1 tỉnh sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 22/8/2024, phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo quy hoạch, đến năm 2030, 5 đô thị trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, TP. HCM sẽ là đô thị loại đặc biệt; Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng sẽ là đô thị loại I.
8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).
Như vậy, theo quy hoạch, miền Trung sẽ có thêm 2 thành phố trực thuộc Trung ương là Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa.
Thừa Thiên Huế
Ngày 30/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 924/QĐ-TTg công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí Đô thị loại I.
Theo đó, phạm vi đánh giá và phân loại đô thị bao gồm toàn bộ địa giới hành chính hiện tại của tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng diện tích tự nhiên là 4.947,11km2.
>> Thừa Thiên Huế sắp lên TP trực thuộc Trung ương: 2 khu vực sẽ được 'nâng cấp' lên quận
Khu vực nội thành, dự kiến thành lập 2 quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính hiện tại của TP. Huế với tổng diện tích tự nhiên là 266,46km2./uế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại I và đánh giá cơ sở hạ tầng của khu vực dự kiến thành lập đơn vị hành chính thuộc đô thị Thừa Thiên Huế.
Theo định hướng đến năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với mô hình đô thị gồm 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện.
Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, giáp ranh với các tỉnh Phú Yên, Đắk Lắk, và Lâm Đồng. Với diện tích đất tự nhiên rộng 5.197km2, bao gồm cả đảo và quần đảo, Khánh Hòa có dân số khoảng 1.336.000 người (theo số liệu thống kê năm 2022). Đặc biệt, tỉnh này còn nổi bật với đường bờ biển dài nhất Việt Nam, kéo dài 385km.
Theo Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050, Khánh Hòa đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tỉnh sẽ phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế về biển, trở thành một cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế biển không chỉ của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên mà còn của cả nước.
Thành phố Nha Trang là đô thị hạt nhân; thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch - logistics; huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế; huyện Vạn Ninh trở thành đô thị du lịch biển cao cấp; thị xã Ninh Hòa là đô thị công nghiệp; huyện Diên Khánh là đô thị sinh thái, văn hóa truyền thống; huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là các tiểu đô thị sinh thái núi rừng.
Đối với huyện Trường Sa là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
>> Thủ phủ công nghiệp miền Nam có thu nhập 'Top cao nhất': 4 thành phố sắp chạm mốc đô thị hóa 100%
Quảng Trị đón thêm dự án khu dân cư hơn 400 tỷ đồng
Thừa Thiên Huế tăng tốc mở thêm đường bay mới: 'Cất cánh' du lịch, săn khách quốc tế