Mỏ dầu từng định giá 1 USD và bị nước ngoài bỏ lại, vào tay người Việt trở thành kho báu, thu về 160.000 tỷ
Dự án này từng được các nhà thầu nước ngoài khai thác nhưng không đạt hiệu quả, sau đó đã lần lượt rút lui.
Chiều 16/5 tại TP. HCM, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Lễ đón dòng dầu đầu tiên từ Dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3, do Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam làm chủ đầu tư.
Mỏ Đại Hùng từng là dự án hợp tác quốc tế. Hợp đồng dầu khí Lô 05-1(a) được ký vào tháng 4/1993 với tổ hợp nhà thầu đa quốc gia, trong đó BHP (Australia) đóng vai trò điều hành. Từ năm 1993-1999, các nhà thầu nước ngoài triển khai khai thác dầu nhưng không đạt hiệu quả như kỳ vọng và lần lượt rút lui khỏi dự án.
Tháng 10/2003, Chính phủ đã quyết định giao quyền trực tiếp tiến hành hoạt động dầu khí tại mỏ Đại Hùng cho Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) thuộc thuộc Petrovietnam với trách nhiệm vận hành mỏ an toàn và đạt hiệu quả cao nhất. Tại thời điểm đó, giá trị sổ sách của mỏ chỉ là 1 USD. Từ đây, hành trình "hồi sinh" mỏ dầu từng bị xem là không còn giá trị chính thức bắt đầu.
![]() |
Dự án mỏ Đại Hùng 3 do người Việt làm chủ 100% chính thức đón dòng dầu đầu tiên |
>> Người Việt chính thức làm chủ toàn bộ quy trình dự án mỏ dầu trị giá hơn 400 triệu USD
Dự án Đại Hùng giai đoạn 3 được triển khai hoàn toàn bằng nguồn lực trong nước, với 100% kỹ sư, cán bộ và chuyên gia người Việt đến từ các đơn vị chủ lực của Petrovietnam như Vietsovpetro, PTSC, PV Drilling, dưới sự điều hành của PVEP POC.
Dự án bao gồm một giàn đầu giếng WHP-DH01 đặt ở độ sâu hơn 110m, kết nối với giàn xử lý trung tâm hiện hữu FPU thông qua hệ thống đường ống mềm dài 5,2km.
Ngày 7/5/2025, dòng dầu thương mại đầu tiên chính thức được đón, vượt tiến độ 20 ngày, với lưu lượng đạt 6.000 thùng/ngày. Dự kiến mỗi năm, mỏ Đại Hùng 3 sẽ khai thác gần 2,2 triệu thùng, đem về hàng trăm triệu USD doanh thu.
Tính đến năm 2034, doanh thu toàn mỏ ước đạt khoảng 160.000 tỷ đồng, tương đương hàng tỷ USD, đóng góp thêm khoảng 76 triệu thùng dầu vào tổng sản lượng khai thác của Petrovietnam.
Việc hoàn toàn làm chủ một dự án khai thác dầu ngoài khơi ở độ sâu hơn 110m, trong điều kiện biển động và kỹ thuật phức tạp, là bước tiến mang tính lịch sử của ngành dầu khí Việt Nam. Thành công này đã khẳng định năng lực kỹ thuật và quản trị của đội ngũ kỹ sư trong nước, đồng thời mở ra tiền đề cho Việt Nam làm chủ các công trình năng lượng lớn có tính chiến lược trong tương lai.
>>Dự án dầu khí do 100% người Việt tham gia chính thức đón dòng dầu đầu tiên
Người Việt chính thức làm chủ toàn bộ quy trình dự án mỏ dầu trị giá hơn 400 triệu USD
Dự án dầu khí do 100% người Việt tham gia chính thức đón dòng dầu đầu tiên