Xã hội

Một tỉnh miền Tây Việt Nam có hơn 15.000 lao động xuất khẩu, mỗi năm đưa về khoảng 1.000 tỷ đồng

Đại Dương 11/08/2024 15:00

Sau 3 năm làm việc ở nước ngoài, mỗi lao động có thể tích lũy từ 600 đến 800 triệu đồng.

Vào ngày 9/8 vừa qua, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp với Báo Lao Động tổ chức hội thảo với chủ đề “Phát huy nguồn nhân lực đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Tại hội thảo, ông Phạm Việt Công, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Đồng Tháp, cho biết rằng trong 10 năm qua, tỉnh đã đưa 15.472 người lao động ra nước ngoài làm việc, chủ yếu tại các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản,... Mỗi năm, họ gửi về cho gia đình khoảng 1.000 tỷ đồng.

Một tỉnh miền Tây Việt Nam có hơn 15.000 lao động xuất khẩu, mỗi năm đưa về khoảng 1.000 tỷ đồng - ảnh 1
Ứng viên điều dưỡng, hộ lý đi làm việc tại Nhật Bản. Ảnh: Hải Nguyễn

Ông Công cho biết rằng Đồng Tháp đặt mục tiêu đưa hơn 1.500 lao động ra nước ngoài làm việc mỗi năm. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, bao gồm hỗ trợ chi phí đào tạo lên đến 7,5 triệu đồng và cho vay tín chấp lên tới 90% tổng chi phí xuất ngoại.

Theo thống kê, sau 3 năm làm việc ở nước ngoài, mỗi lao động có thể tích lũy từ 600 đến 800 triệu đồng. Nguồn tiền này góp phần quan trọng vào công tác an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo tại tỉnh.

Ngoài ra, nhiều lao động xuất khẩu khi trở về nước có chuyển biến tốt về tư duy, nhận thức, có tay nghề, thậm chí, một số cá nhân sau thời gian xuất ngoại khi trở về địa phương đã trở thành nhà quản lý, chủ doanh nghiệp hoặc chuyên gia.

Một tỉnh miền Tây Việt Nam có hơn 15.000 lao động xuất khẩu, mỗi năm đưa về khoảng 1.000 tỷ đồng - ảnh 2
Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản. Ảnh: Thái Đệ

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Việt Công cũng chia sẻ: "Sở đã và đang tiếp tục đề xuất và tham mưu lãnh đạo tỉnh tiếp tục hỗ trợ việc tìm hiểu, mở rộng thị trường ở các nước châu Âu, châu Úc... Tiếp tục tạo điều kiện cho người lao động có kiến thức, kinh nghiệm để trở về lập nghiệp, góp phần phát triển kinh tế”.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ông Phạm Thiện Nghĩa, cũng nhấn mạnh rằng việc đưa người lao động ra nước ngoài không chỉ giúp nâng cao thu nhập và tay nghề, mà còn là cơ hội để họ học hỏi kiến thức, kỹ năng và tác phong làm việc chuyên nghiệp, từ đó phát huy khi trở về nước.

Tỉnh luôn định hướng để người lao động đi nước ngoài với mục tiêu học hỏi và phát triển bản thân, để sau khi về nước có thể lập nghiệp và làm chủ cuộc sống.

>> Gần chục nghìn tỷ kiều hối 'chảy về' tỉnh đông dân nhất Việt Nam mỗi năm, nhiều gia đình thoát nghèo, nhiều nơi thành 'làng tỷ phú'

Một doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở Hà Nội bị xử phạt gần 360 triệu đồng

Vay ngân hàng mua 4 lô đất lãi hàng chục triệu đồng trong tháng đầu tiên, vung tiền 'chơi lớn' thì mất hết: Tôi phải rời Nghệ An đi xuất khẩu lao động, kiếm tiền theo 'cấp số nhân' không đơn giản

Theo Thị Trường Tài Chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/mot-tinh-mien-tay-viet-nam-co-hon-15000-lao-dong-xuat-khau-moi-nam-dua-ve-khoang-1000-ty-dong-125269.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Một tỉnh miền Tây Việt Nam có hơn 15.000 lao động xuất khẩu, mỗi năm đưa về khoảng 1.000 tỷ đồng
    POWERED BY ONECMS & INTECH