Mưu sinh đầu nguồn lũ Đồng bằng sông Cửu Long
Thời điểm này, dọc tuyến biên giới ở đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu qua An Giang đang trong mùa nước nổi, với mực nước cao hơn các năm trước. Nước đang tràn đồng, bốn bề là nước. Đây cũng là thời điểm người dân tất bật mưu sinh từ sản vật cá tôm, các loại rau cỏ "trời cho". Dù vậy, nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm, không còn phong phú như trước.
Ghi nhận của PV Tiền Phong, dọc tuyến biên giới giáp Campuchia dài gần 100km trên địa bàn tỉnh An Giang, thời điểm này nước tràn ngập khắp đồng. Ảnh: Hòa Hội |
Người dân tận dụng mùa nước nổi để giăng câu, lưới, đặt bắt cá tôm tạo thêm nguồn thu nhập mỗi ngày. |
Người dân địa phương cho hay, năm nay nước lên cao hơn năm trước, tuy nhiên, lượng cá tôm ngày càng giảm. Ảnh: Hòa Hội |
Các loại cá tự nhiên bắt được sau mỗi lần thả dớn. |
Ông Lê Văn Chơn (ở phường Vĩnh Tế, TP Châu Đốc, An Giang) ra đồng thăm dớn dài hơn 200m của mình. Ông cho hay: "Mấy năm trước mỗi ngày đặt dớn thu được gần cả trăm ký cá các loại, nhưng mùa lũ năm nay cá ít hơn nhiều, mỗi ngày chỉ hơn chục ký. Thời điểm này nước nhiều nhưng cá ít, hy vọng vài bữa nữa nước rút sẽ có nhiều hơn”. Ảnh: Hòa Hội |
Người dân ra đồng nước giăng lưới bắt cá tự nhiên. |
Người dân nghỉ ngơi sau ngày giăng lưới trên đồng. |
Anh Lê Văn Thảo (ở huyện Phú Tân, An Giang) gắn bó với nghề gần 20 năm. |
Sau khi giăng lưới xong, anh Thảo chạy về chỗ nghỉ ngơi chờ cá mắc lưới. Ảnh: Hòa Hội |
Người dân quăng chài bắt cá ở cặp kênh Vĩnh Tế, TP Châu Đốc, An Giang. Ảnh: Hòa Hội |
Khắp cánh đồng dọc biên giới An Giang nước ngập sâu 2 - 3m. Ảnh: Hòa Hội |
>>Thủ tướng chỉ rõ 2 điểm nghẽn lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Luật sư ở TPHCM làm video ‘triệu view’, từng bán cá để mưu sinh
Vất vả mưu sinh trong đêm của những phụ nữ không có ngày 20/10