Thị trường

Mỹ phẩm quốc dân Pháp 'cập bến' Việt Nam

Bảo Linh 23/04/2025 - 11:25

Le Petit Marseillais (LPM) chính thức gia nhập thị trường Việt Nam thông qua sự kiện ra mắt ngày 19/4 tại Hà Nội.

Ra đời từ năm 1986 tại miền Nam nước Pháp, Le Petit Marseillais bắt đầu với những bánh xà phòng làm từ dầu ôliu nguyên chất – một di sản văn hóa vùng Địa Trung Hải. Không chỉ đơn thuần là sản phẩm làm sạch, LPM sớm được yêu thích bởi khả năng nuôi dưỡng làn da và hương thơm dịu nhẹ từ thiên nhiên.

Trải qua gần bốn thập kỷ phát triển, LPM đã mở rộng danh mục sản phẩm từ sữa tắm, dầu gội đến sữa dưỡng thể, tạo nên một hệ sinh thái chăm sóc cơ thể mang phong cách sống lành mạnh, gần gũi thiên nhiên. Những thành phần quen thuộc như hoa cam, chanh dây, lựu đỏ hay hạnh nhân… được chọn lọc kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng, an toàn và thân thiện với môi trường.

Mỹ phẩm quốc dân Pháp 'cập bến' Việt Nam
LPM chiếm khoảng 20,1% thị phần sản phẩm chăm sóc cơ thể tại Pháp. Ảnh minh họa

>> Từng khoe doanh thu 1,6 tỷ trong 1 buổi livestream, Chu Thanh Huyền bị nghi chưa tốt nghiệp cấp 3: Công ty do cô làm Giám đốc bán mặt hàng gì?

Hiện nay, LPM chiếm khoảng 20,1% thị phần trong phân khúc chăm sóc cơ thể tại Pháp (số liệu IFOP 2024), trở thành một trong những thương hiệu dẫn đầu tại thị trường quê nhà và là biểu tượng quốc dân trong lĩnh vực mỹ phẩm đại chúng.

Sự kiện ra mắt Le Petit Marseillais tại Việt Nam được đánh giá là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho người tiêu dùng trong nước tiếp cận sản phẩm đạt chuẩn châu Âu, đồng thời phản ánh rõ xu hướng tiêu dùng thay đổi sau đại dịch. Ngày càng nhiều người Việt lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.

Ông Nguyễn Xuân Mạnh – CEO Công ty CP Đầu tư sản xuất và Xuất nhập khẩu Hoàng Hà, đơn vị phân phối chính thức LPM tại Việt Nam – chia sẻ: “Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng rất lớn từ thị trường này, không chỉ bởi quy mô dân số mà còn vì người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng, tính bền vững và giá trị dài hạn của sản phẩm”.

Theo ông Mạnh, Hoàng Hà cam kết đầu tư dài hạn để xây dựng hình ảnh thương hiệu LPM không chỉ được ưa chuộng mà còn tạo giá trị tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là trong việc lan tỏa thói quen tiêu dùng xanh.

Mỹ phẩm quốc dân Pháp 'cập bến' Việt Nam
LPM cam kết giới thiệu những sản phẩm hiệu quả và thân thiện với môi trường cho người tiêu dùng Việt. Ảnh minh họa

>> Bị xử phạt 140 triệu đồng, Công ty TNHH Vẻ đẹp Francia vi phạm thế nào?

Không phải ngẫu nhiên mà các ông lớn ngành mỹ phẩm đổ xô vào phân khúc “xanh hóa”. Theo số liệu từ Statista, thị trường mỹ phẩm thiên nhiên toàn cầu đã tăng từ 13,56 tỷ USD năm 2018 lên 16,29 tỷ USD vào năm 2021. Dự báo đến năm 2025, con số này sẽ cán mốc 20,8 tỷ USD và tiếp tục vượt ngưỡng 21 tỷ USD vào năm 2027 (theo MarketGlass).

Tại Việt Nam, mỹ phẩm thiên nhiên đang trở thành lựa chọn ưu tiên, đặc biệt trong giới trẻ và tầng lớp trung lưu. Hàng loạt thương hiệu nội địa cũng đã nhanh chóng bắt nhịp xu hướng, khiến cuộc cạnh tranh trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, với bề dày thương hiệu, tiêu chuẩn sản xuất khắt khe và triết lý tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên, Le Petit Marseillais được kỳ vọng sẽ trở thành “làn gió mới” làm thay đổi cán cân thị trường.

Không chỉ mang đến sản phẩm chất lượng, đại diện Le Petit Marseillais tại Việt Nam – bà Trần Việt Nga, Giám đốc Marketing – nhấn mạnh triết lý cốt lõi của thương hiệu là vẻ đẹp thực sự đến từ sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Le Petit Marseillais cam kết tiếp tục giới thiệu những sản phẩm vừa hiệu quả vừa thân thiện với môi trường cho người tiêu dùng Việt Nam.

>> Ám ảnh thuế quan, người Mỹ gom kem chống nắng Hàn Quốc 'trọn gói' cả năm

Công an thông báo tìm hơn 7.400 khách hàng bị lừa mua thực phẩm chức năng, mỹ phẩm

Công an tìm người bị hại vụ trang Mỹ phẩm Đông Anh bị mạo danh

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/my-pham-quoc-dan-phap-cap-ben-viet-nam-287558.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Mỹ phẩm quốc dân Pháp 'cập bến' Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH