Hiện siêu du thuyền này nhận được ít nhất 20 lời đề nghị mua lại từ khắp nơi trên thế giới với giá lên tới 72 triệu USD.
Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ mới đây đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với du thuyền trị giá 120 triệu USD của tỷ phú Nga Andrei Guryev.
Những cá nhân được Bộ Tài chính Mỹ cấp phép có thể tham gia phiên đấu giá cũng như thực hiện các giao dịch không giới hạn như đặt cọc, cung cấp tài chính, bảo hiểm hoặc tài trợ liên quan đến việc mua hàng.
Kể từ tháng 2/2022 tới nay, du thuyền Alfa Nero được neo tại bến tàu Falmouth, trên đảo Antigua thuộc vùng Caribe. Quyết định của OPAC sẽ tạo điều kiện cho chính quyền Antigua & Barbuda bán du thuyền của nhà tài phiệt Nga.
Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với du thuyền của nhà tài phiệt Nga. |
Trước đó, du thuyền Alfa Nero đã bị phía Mỹ phong tỏa hồi năm ngoái, trong bối cảnh phương Tây đáp trả chiến dịch của Nga ở Ukraine bằng cách áp lệnh trừng phạt lên các tỷ phú Nga bị cáo buộc có liên hệ mật thiết với Moscow.
Hiện siêu du thuyền này nhận được ít nhất 20 lời đề nghị mua lại từ khắp nơi trên thế giới với giá lên tới 72 triệu USD, theo Bloomberg.
Được biết, du thuyền Alfa Nero được tỷ phú Andrei Guryev mua với giá 120 triệu USD vào năm 2014, có chiều dài 81m, sở hữu một hồ bơi vô cực dài 12m, bể sục, spa, phòng thẩm mỹ, sân bay trực thăng.
Siêu du thuyền Alfa Nero của tỷ phú Nga Andrei Guryev. |
Tỷ phú Andrei Guryev (62 tuổi) sở hữu khối tài sản lên tới 10 tỷ USD, là người sáng lập và là cựu Phó Chủ tịch công ty phân bón PhosAgro. Bên cạnh việc sở hữu siêu du thuyền đắt giá, ông cũng là chủ sở hữu của dinh thự tư nhân Witanhurst lớn nhất London (Anh) với 25 phòng ngủ, có giá trị 50 triệu Bảng.
Gibraltar năm ngoái cũng từng bán đấu giá siêu du thuyền Axioma thuộc sở hữu của tỷ phú thép đang chịu trừng phạt, Dmitry Pumyansky. Axioma là du thuyền hạng sang đầu tiên được bán đấu giá kể từ khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Song lại gây ra tranh cãi lớn khi số tiền thu được từ việc bán du thuyền không được dùng để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, mà lại được dùng để giải quyết các khoản nợ cho các chủ nợ, trong đó ngân hàng JP Morgan của Mỹ cho biết ông Pumyansky nợ họ 20,5 triệu USD.
Tại sao Mỹ cố gắng ngăn cản Trung Quốc tiếp cận chip HBM?
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ đánh giá cao sáng kiến đào tạo 50.000 kỹ sư của Việt Nam