Năm 2022: Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung có gì mới?

13-06-2022 11:20|Trang Vũ

Đối thoại Shangri-La 2022 tiếp tục chứng kiến sự khác biệt trong quan điểm xây dựng và duy trì hòa bình giữa Trung Quốc và phương Tây.

Sự khác biệt trong quan điểm xây dựng và duy trì hòa bình 

Sau 1 thập niên công bố chiến lược “xoay trục” sang châu Á, tức lấy châu Á-Thái Bình Dương là trọng tâm cho ưu tiên chiến lược kinh tế - chính trị toàn cầu, sáng kiến “Khung kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì thịnh vượng” (IPEF) cho thấy sự cam kết thực chất và nghiêm túc hơn của Mỹ với khu vực được coi là phát triển năng động và tiềm năng nhất của thế kỷ 21.

Giới quan sát tập trung vào hai bài phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Trung Quốc. Nội hàm của phát biểu từ hai cường quốc ảnh hưởng lớn trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ góp phần phản ánh bức tranh địa chính trị tại đây.

Như thường lệ, hôm 12/6, Trung Quốc có màn "phản công" quen thuộc đối với bài phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Mỹ trước đó.

Vấn đề an ninh tại đảo Đài Loan nhận sự quan tâm đặc biệt, khi Mỹ đã có phát biểu cứng rắn. Một mặt, Washington duy trì cam kết tôn trọng chính sách một Trung Quốc. Một mặt, Mỹ khẳng định ủng hộ Đài Loan về mặt quân sự, không đồng ý việc Trung Quốc dùng vũ lực với Đài Loan.

Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ "chiến đấu tới cùng" và "bằng mọi giá" cho việc thống nhất, vì đó là "một xu hướng lịch sử mà không ai, không thế lực nào có thể ngăn chặn".

Tại Đối thoại Shangri-La, ông Ngụy cáo buộc Mỹ "bắt nạt" cũng như lôi kéo các nước trong khu vực và rằng chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là công cụ đối đầu chống lại Trung Quốc. Thực tế, đa số lập luận của ông Ngụy lần này cũng tương tự bài phát biểu của ông tại hội nghị năm 2019 và phản ánh quan điểm của Trung Quốc vài năm gần đây.

"Trung Quốc xem chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một âm mưu đưa khu vực vào bẫy xung đột, là âm mưu đưa nước này chống lại nước kia, nhằm làm gián đoạn hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế của khu vực.

Không ngạc nhiên khi Trung Quốc thậm chí lấy ví dụ rằng các cuộc xung đột ở Trung Đông và châu Âu là bằng chứng cho mục tiêu tổng thể của Mỹ nhằm phá hoại hòa bình và xây chắc vị trí bá chủ của mình", TS Sascha-Dominik Dov Bachmann (Trường luật Canberra, Úc) phân tích với Tuổi Trẻ về thông điệp của Trung Quốc.

Việt Nam và những câu hỏi đặt ra

Trong bối cảnh kinh tế - chính trị phức tạp, Việt Nam cần có những chiến lược và cách tiếp cận hiệu quả để tận dụng những cơ hội.

Dù Tổng thống Mỹ chưa đến Việt Nam, nhưng chưa có thời điểm nào trong lịch sử khi trong khoảng thời gian ngắn 1 năm, 3 nhân vật thuộc cấp cao cấp nhất trong chính quyền Mỹ gồm Phó Tổng thống, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đều đã thăm Việt Nam. Với vị trí địa chính trị đặc biệt nhạy cảm khi ở tâm điểm khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng có cơ hội lớn trong bàn cờ chính trị - kinh tế toàn cầu thế kỷ 21.

Tuy nhiên, những rủi ro khi điều hòa mối quan hệ cạnh tranh chiến lược giữa 2 cường quốc Mỹ và Trung Quốc cũng không hề nhỏ. Xung đột Nga - Ukraine hiện nay nhắc nhở rằng, xử lý bài toán địa chính trị phức tạp để duy trì hòa bình và ổn định không hề là bài toán dễ dàng, đặc biệt đối với Việt Nam. Vậy những chiến lược và bước đi nào là phù hợp để tối ưu hóa lợi ích quốc gia? Vấn đề này sẽ tiếp tục được thảo luận.

Chung cư cháy nổ lớn khiến 1 người rơi khỏi tòa nhà: Điều động khẩn cấp 16 xe cứu hỏa đến hiện trường, 80 nhân viên cứu hộ nỗ lực ứng cứu

Giá vàng có tiếp tục tăng trong năm 2025?

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nam-2022-canh-tranh-chien-luoc-my-trung-co-gi-moi-135244.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Năm 2022: Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung có gì mới?
    POWERED BY ONECMS & INTECH