Năm Bảy Bảy (NBB) đang giúp CII "làm đẹp" kết quả kinh doanh?

06-07-2022 11:29|Minh Anh

Năm 2021, CII công bố thu về hơn 1.000 tỷ đồng từ việc thoái 25,4 triệu cổ phiếu NBB. Báo cáo của Chứng khoán Bản Việt dự báo, kế hoạch bán cổ phiếu NBB có thể mang về khoảng 1.600 tỷ đồng với khoản lãi tài chính tiềm năng 738 tỷ đồng cho CII trong năm 2022.

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) vừa đăng ký bán 10 triệu cổ phiếu NBB của CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) trong thời gian từ 7/7 đến 5/8/2022. Số tiền thu về dự kiến sẽ được CII dùng để cân đối tài chính. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu sau đó giảm từ 47,51% về 37,52%.

Đây là lần thứ 9 CII thoái vốn tại Năm Bảy Bảy tính từ tháng 10/2021 với lũy kế bán là hơn 43 triệu cổ phiếu được giao dịch thành công. Tỷ lệ sở hữu giảm từ 93,7% về mức 47,51% như thời điểm hiện tại.

Trước đó hồi đầu tháng 6, CII cũng đăng ký bán 10 triệu cổ phiếu NBB song chỉ thực hiện được 1,5 triệu cổ phiếu.

Năm 2021, CII công bố thu về hơn 1.000 tỷ đồng từ việc thoái 25,4 triệu cổ phiếu NBB. Tuy nhiên, do Năm Bảy Bảy vẫn là công ty con nên khoản lợi nhuận này được ghi nhận vào lợi nhuận chưa phân phối mà không được hạch toán vào lợi nhuận hợp nhất, dẫn đến CII báo tình trạng lỗ ròng hơn 240 tỷ đồng, lần đầu tiên từ khi niêm yết.

Báo cáo hồi tháng 3 của Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự đoán kế hoạch bán cổ phiếu NBB sẽ mang về khoảng 1.600 tỷ đồng với khoản lãi tài chính tiềm năng 738 tỷ đồng cho CII. Theo đơn vị này, khoản tiền trên sẽ được ghi nhận trong năm nay qua đó thúc đẩy đáng kể lợi nhuận của CII.

CII cho biết, đến cuối năm ngoái, tổng dư nợ trái phiếu của đơn vị khoảng 7.342 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2022, doanh nghiệp này đã thanh toán khoảng 350 tỷ đồng tiền lãi trái tức và 870 tỷ đồng nợ gốc trái phiếu. Dư nợ kênh huy động vốn này vào cuối tháng 6 về khoảng 6.472 tỷ đồng.

Theo CII nghĩa vụ nợ gốc trái phiếu đến hạn vào cuối năm nay của công ty mẹ còn khoảng 200 tỷ đồng nhưng từ 7/2022 đến tháng 2/2023, ban lãnh đạo muốn thanh toán trước hạn khoảng 2.800 tỷ đồng. Nếu đúng như kế hoạch này, số dư trái phiếu vào cuối quý I năm sau dự kiến còn gần 3.700 tỷ đồng.

Nhiều năm qua, việc vay nợ lớn, trong đó chiếm phần lớn là kênh trái phiếu đã dồn CII vào thế chịu nhiều áp lực trả lãi, góp phần bào mòn lợi nhuận doanh nghiệp, dòng tiền kinh doanh thường xuyên âm,...

Nhiều năm qua, việc vay nợ lớn (chiếm phần lớn là kênh trái phiếu đã dồn CII vào thế chịu nhiều áp lực trả lãi, góp phần bào mòn lợi nhuận doanh nghiệp, dòng tiền kinh doanh thường xuyên âm...

6 tháng đầu năm 2022, CII ước tính đạt hơn 700 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế công ty mẹ - hoàn thành 93% kế hoạch cả năm trong đó hoạt động thu phí giao thông có sự tăng trưởng đáng kể với tổng doanh số khoảng 710 tỷ đồng - tăng 28% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp cũng giảm tỷ lệ tại các công ty con và thu hồi vốn đầu tư, bên cạnh Năm Bảy Bảy còn có Công ty Hạ tầng Nước Sài Gòn (SII).

Cổ phiếu NBB thời gian qua đi vào vùng giảm giá và giao dịch dưới ngưỡng 16.000 đồng kể từ giữa tháng 6 đến nay.

Trong khi đó, vào lúc CII bắt đầu thoái vốn, mã này liên tục lập đỉnh giá. Từ tháng 10/2021, NBB tăng tốc từ dưới 30.000 đồng một cổ phiếu lên trên 40.000 đồng đến suốt tháng 11, có lúc đạt 51.800 đồng. Sau thời gian điều chỉnh cuối năm, mã này lại lập đỉnh 59.700 đồng một cổ phiếu vào đầu tháng 1/2022.

Theo đó, CII có 4 đợt thoái vốn rơi ngay giai đoạn đỉnh giá của NBB.

Về mối liên hệ giữa 2 tổ chức trên, ông Lê Quốc Bình là Phó Chủ tịch HĐQT thường trực của CII đồng thời là Tổng Giám đốc tại NBB; bà Nguyễn Quỳnh Hương là thành viên HĐQT tại CII kiêm Phó Tổng Giám đốc của NBB; ông Lưu Hải Ca – Chủ tịch HĐQT CII đồng thời là thành viên HĐQT NBB.

Với CII, mã kết phiên 5/7/2022 tại mức 16.600 đồng - tăng nhẹ 1,2% song đã giảm rất mạnh so với vùng giá đỉnh 58.x đồng hồi đầu năm - tương ứng giảm hơn 70% thị giá; vốn hóa thị trường giảm tương đương về dưới 4.200 tỷ đồng.

Diễn biến giá cổ phiếu CII sau ngày lập đỉnh đầu năm 2022

Theo quan sát, CII cũng là một cổ phiếu "đắt khách" với khớp lệnh trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 3,1 triệu đơn vị. Thậm chí trong giai đoạn từ cuối quý IV/2021 đến hết tháng 2/2022, thanh khoản của mã luôn duy trì ở mức trên 10 triệu đơn vị/phiên, có phiên vượt mức 30 triệu đơn vịu; đây cũng là giai đoạn cổ phiếu này leo đỉnh và thoái trào.

Theo quan sát, đồ thị giá cổ phiếu CII hiện vẫn ngụp lặn dưới các đường MA trong đó đường MA100 vừa cắt xuống dưới đường MA200 qua đó xác nhận xu hướng giảm giá trung - dài hạn.

Như vậy ở thời điểm hiện tại, cơ hội để nhà đầu tư tìm kiếm các mức lợi nhuận cao tại mã này gần như rất khó có thể xảy ra mặc dù P/E của cổ phiếu CII đã được kéo về vùng tương đối hấp dẫn - 13.8.

Với các nhà đầu tư lỡ tay đu đỉnh CII tại các vùng giá 5x, 4x hay 3x trong quý I/2022, cơ hội để có thể "về bờ" vẫn đang là rất mù mịt, nhất là khi thị trường chung được dự báo khó có thể hồi mạnh mẽ trong giai đoạn hiện tại. Việc trung bình giá xuống lúc này vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Với việc CII vừa có tên trong danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ quý III/2022, áp lực call margin và nguy cơ bị bán giải chấp cổ phiếu đối với các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tới đây sẽ là rất lớn và trở thành một bài toán đau đầu đối với cả nghìn chứng sĩ.

Tặng tiền nhưng cổ đông vẫn không chịu đi họp, Tổng Giám đốc CII nghĩ ra chiêu mới

‘Bổn cũ soạn lại’, CII tung chiêu ‘dụ’ nhà đầu tư đi họp đại hội cổ đông

Dự án De Lagi tại Bình Thuận của CII và NBB đội vốn lên 11.800 tỷ đồng, tăng 9 lần sau 4 năm

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nam-bay-bay-nbb-dang-giup-cii-lam-dep-ket-qua-kinh-doanh-138996.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Năm Bảy Bảy (NBB) đang giúp CII "làm đẹp" kết quả kinh doanh?
POWERED BY ONECMS & INTECH