Nga sắp thử nghiệm vaccine chống ung thư, được đưa vào cơ thể bệnh nhân với độ chính xác ‘siêu cao’
Vaccine này dựa trên việc sử dụng các loại virus không gây bệnh nhưng có hoạt tính chống ung thư.
Nga sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một đối với vaccine chống ung thư từ cuối năm 2024 đến đầu năm 2025. Thông tin này được ông Andrey Kaprin, bác sĩ trưởng ngành ung thư của Bộ Y tế Liên bang Nga và Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu y tế X-quang quốc gia đưa ra.
Theo TTXVN, vaccine này dựa trên việc sử dụng các loại virus không gây bệnh nhưng có hoạt tính chống ung thư, được đưa vào cơ thể bệnh nhân. Trong các thử nghiệm trên động vật, vaccine này đã chứng tỏ không gây độc hại và mang lại hiệu quả cao.
Kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng đã cho thấy vaccine này đủ điều kiện để chuyển sang thử nghiệm lâm sàng trên người. Hiện hồ sơ vaccine đã được đệ trình lên Bộ Y tế để xin cấp phép tuyển chọn nhóm tình nguyện viên cho giai đoạn thử nghiệm trên người. Theo ông Kaprin, các tình nguyện viên tham gia phải là những người chưa từng trải qua điều trị hóa trị.
Kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng đã cho thấy vaccine này đủ điều kiện để chuyển sang thử nghiệm lâm sàng trên người. (Ảnh minh họa)
Ông Kaprin cho biết, nghiên cứu về vaccine mRNA trong ngành chống ung thư vẫn đang được tiếp tục. Vaccine công nghệ mRNA sẽ được đưa vào cơ thể bệnh nhân với độ chính xác "siêu cao", nhằm tạo ra một "hộ chiếu khối u", hay còn gọi là hồ sơ kháng nguyên mới.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya, Alexander Gintsburg, cho biết những bệnh nhân mắc u hắc tố và ung thư phổi sẽ là nhóm đầu tiên thử nghiệm vaccine.
>> Loại hạt ăn vặt quen thuộc có thể giúp giảm nguy cơ mắc 3 loại ung thư