Theo lãnh đạo MBBank, sau khi nhận chuyển giao bắt buộc, ngân hàng sẽ có một số không gian mở ra, đặc biệt là "room" tín dụng để phát triển trong giai đoạn 5 năm tới.
Sáng nay 19/4, CEO Ngân hàng Quân đội (MB - mã chứng khoán MBB) - ông Phạm Như Ánh - đã chia sẻ nhiều thông tin liên quan tới kế hoạch hoạt động trong năm 2024 tại phiên họp ĐHĐCĐ thường niên.
Theo ông Phạm Như Ánh, ngân hàng MB đã hoàn tất mọi thủ tục nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém, kỳ vọng xong trong năm nay hoặc 2025, nếu Chính phủ phê duyệt.
CEO của MBBank cho hay, ngân hàng mong muốn "chốt" thương vụ chuyển giao này trong năm nay hoặc 2025 để "mở ra không gian phát triển mới cho MB, nhất là tăng trưởng tín dụng".
>> Vừa ‘phát phong bì’ 600 triệu đồng cho hơn nghìn cổ đông, cổ phiếu MBB vẫn đỏ lửa
Theo ban lãnh đạo MB, phương án nhận chuyển giao bắt buộc sẽ được phê duyệt trong tháng 4. Ngân hàng đã và đang triển khai một số giao dịch hợp tác, hỗ trợ ngân hàng thương mại mục tiêu theo định hướng chỉ đạo của NHNN, nhằm chuẩn bị cho việc nhận chuyển giao bắt buộc, có thể sẽ được thực hiện trong năm nay.
Bổ sung thêm, Chủ tịch HĐQT Lưu Trung Thái nói nhà băng đã "sẵn sàng với nhiệm vụ được giao, chỉ còn chờ Chính phủ duyệt".
Chủ tịch Lưu Trung Thái phát biểu tại đại hội |
Sau khi nhận chuyển giao bắt buộc, ngân hàng mục tiêu vẫn là một ngân hàng độc lập trực thuộc MB. Sau khi hoàn tất quá trình tái cơ cấu, MB có thể lựa chọn sáp nhập hoặc thoái vốn khỏi ngân hàng này.
Theo lãnh đạo MB, sau khi nhận chuyển giao bắt buộc, ngân hàng sẽ có một số không gian mở ra, đặc biệt là "room" tín dụng để phát triển trong giai đoạn 5 năm tới.
Hiện tại, ngoài Oceanbank, thị trường còn 4 tổ chức cũng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, gồm Ngân hàng Xây Dựng (CBBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Đông Á (DongABank).
Tên ngân hàng mà MB sẽ nhận chuyển giao vẫn chưa được lãnh đạo nhà băng này đề cập tại phiên họp đại hội đồng cổ đông hôm nay. Tuy nhiên, tháng 4/2023, một lãnh đạo đơn vị này hé lộ thông tin cơ bản về chất lượng tài sản của đơn vị sẽ nhận, như lỗ lũy kế khoảng 20.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 47%. Vì vậy, nhiều khả năng đây có thể là Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) - nhà băng mua lại 0 đồng với lỗ lũy kế gần 20.000 tỷ đồng.
ĐHCĐ MBB: Dự án của Trung Nam dòng tiền về chậm nhưng đến thời điểm này chưa có nhiều quan ngại
Vừa ‘phát phong bì’ 600 triệu đồng cho hơn nghìn cổ đông, cổ phiếu MBB vẫn đỏ lửa