Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn gây bất lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý 3, số dư nợ xấu (nợ nhóm 3 đến nhóm 5) của 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính đang tiếp tục xu hướng tăng.
Tổng nợ xấu của các ngân hàng tăng 52% so với đầu năm lên hơn 210.000 tỷ đồng. Trong đó, có 19 ngân hàng ghi nhận tăng trưởng hai chữ số, 6 ngân hàng ghi nhận nợ xấu ba chữ số (tăng bằng lần) so với thời điểm cuối năm trước, không có ngân hàng nào có nợ xấu giảm.
"Ông lớn" Vietcombank, ngân hàng thường nằm trong nhóm có chất lượng tài sản tốt trong ngành cũng có thêm hơn 6.500 tỷ đồng nợ xấu sau ba quý đầu năm, tương đương mức tăng 84%. Trong đó, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tăng 87,5%; nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) gấp 7,1 lần; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) gấp 7,3 lần con số cuối năm trước trong khi nợ nhóm 5 giảm 14%.
Tuy nợ xấu tăng, Vietcombank cũng tăng mạnh bộ đệm dự phòng rủi ro thêm gần 57% với 38.872 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 270%, giảm so với ngưỡng 385% vào cuối quý II nhưng vẫn ở mức cao so với bình quân ngành.
Trong ba Big4, VietinBank là ngân hàng có mức tăng nợ xấu thấp nhất (20%) với gần 19.000 tỷ đồng trong khi BIDV là ngân hàng có số dư nợ xấu lớn nhất với 26.394 tỷ đồng, tăng 50% so với cuối năm trước và là ngân hàng có số dư nợ xấu cao thứ hai trong nhóm khảo sát.
Ở chiều ngược lại, những ngân hàng có mức tăng trưởng nợ xấu thấp nhất là PG Bank (tăng 7%), Saigonbank (tăng 9%), VietABank(tăng 18%) và VPBank (tăng 19%).
4 yếu tố cần lưu ý để ứng phó với nợ xấu: "Không nên quá lo ngại về câu chuyện nợ xấu gia tăng"
Nghi ngờ bị lấy cắp thông tin CCCD để vay tiền, người dân kiểm tra ngay bằng 2 cách đơn giản sau
Sacombank (STB) rao bán lô đất 1.800m2 tại quận 5, là nợ xấu dưới thời ông Trầm Bê