"Rót" 178.700 tỷ đồng vào chứng khoán đầu tư, Vietcombank (VCB) thu được những gì?
Vietcombank (VCB) công bố tỷ lệ nợ xấu đến hết quý 3/2023 tăng đột biến lên 1,21%.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – mã chứng khoán VCB) công bố báo cáo tài chính quý 3/2023 với nhiều thông tin đáng chú ý.
Vietcombank báo lãi gần 23.700 tỷ đồng sau thuế, tăng 18,6% so với cùng kỳ
Về kết quả kinh doanh, quý 3 vừa qua Vietcombank lãi trước thuế 9.051 tỷ đồng, tăng 19,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 7.274 tỷ đồng, tăng 19,9% so với số lãi 6.069 tỷ đồng đạt được quý 3 năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023 Vietcombank báo lãi trước thuế 29.550 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 23.694 tỷ đồng, tăng trưởng 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Với lợi nhuận tăng, Vietcombank là một trong 7 ngân hàng đầu tiên báo lãi tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2023.
Trong cơ cấu lợi nhuận, nghiệp vụ ngân hàng mang về 23.122 tỷ đồng lãi sau thuế, chiếm đến 97,5% tổng lợi nhuận đạt được. Số còn lại từ tài chính phi ngân hàng và chứng khoán (373 tỷ đồng).
Về tình hình kinh doanh, đóng góp vào số lãi tăng trưởng quý 3 và 9 tháng đầu năm 2023 của Vietcombank là thu nhập lãi thuần, kinh doanh ngoại hối, hoạt động dịch vụ, chứng khoán kinh doanh…
Thu nhập lãi thuần trong kỳ đạt 40.820 tỷ đồng, tăng 6,2% so với thời điểm đầu năm, trong đó thu nhập lãi đạt hơn 83.000 tỷ đồng và chi phí lãi hơn 42.200 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho bay khách hàng đến hết quý 3 đạt 1.190 triệu tỷ đồng, tăng 3,9% so với cùng kỳ.
Tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh từ 0,68% đầu năm lên 1,21%, trong đó nợ có khả năng mất vốn hơn 5.700 tỷ đồng và nợ nghi ngờ hơn 5.700 tỷ đồng. Vietcombank đã phải trích lập dự phòng rùi ro cho vay khách hàng hơn 38.873 tỷ đồng đến hết quý 3, tăng 56% so với đầu năm, trong đó trong kỳ đã xử lý các khoản nợ xấu bằng nguồn dự phòng hơn 1.465 tỷ đồng.
Tổng tiền gửi huy động từ khách hàng đạt 1.349 triệu tỷ đồng, tăng 8,5% so với đầu năm, trong đó tiền gửi bằng ngoại tệ và vàng chiếm khoảng 12,34%. Cơ cấu tiền gửi, có 68,7% là tiền gửi có kỳ hạn.
Kinh doanh ngoại hối mang về khoản lãi 4.767 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 3.969 tỷ đồng, giảm 11,9% so với cùng kỳ. Đáng chú ý là hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh mang về số lãi 130 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 119 tỷ đồng. Còn hoạt động chứng khoán đầu tư không ghi nhận kết quả.
“Rót” 178.700 tỷ đồng vào chứng khoán đầu tư
Tổng giá trị chứng khoán đầu tư hơn 178.723 tỷ đồng, giảm 8,9% so với thời điểm đầu năm. Trong đó ghi nhận tổng giá trị chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 102.650 tỷ đồng và chứng khoán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 76.073 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong số chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, ngoài trái phiếu Chính phủ (37.780 tỷ đồng); tín phiếu do NHNN phát hành (37.708 tỷ đồng) còn có 27.087 tỷ đồng chứng khoán nợ do các tổ chức tín dụng trong nước phát hành.
Trong số chứng khoán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, ngoài trái phiếu Chính phủ và tín phiếu (64.300 tỷ đồng), thì còn lại hơn 10.100 tỷ đồng chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành.
Như vậy tổng giá trị chứng khoán đầu tư Viecombank đã rót vốn đầu tư vào chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành hơn 10.187 tỷ đồng.
Rót tiền đi đầu tư, Vietcombank cũng thường xuyên phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá, trong đó dư nợ trái phiếu, kỳ phiếu đến cuối quý 3 còn 11.277 tỷ đồng.
"Gặt" thành quả, trong bối cảnh nhiều ngân hàng báo lãi giảm sút, Vietcombank vẫn ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng, thậm chí tăng trưởng rất mạnh với số lãi sau thuế tăng 18,6% - là một trong những nhà băng báo lãi tăng trưởng tỷ lệ cao nhất.