Trái ngược với giới công nghệ sa thải hàng loạt, nhiều hãng hàng không Mỹ đã phải tung ra hàng loạt chương trình ưu đãi hấp dẫn để giữ chân nhân viên.
Làn sóng sa thải nhân sự tại Mỹ lan rộng
Việc sa thải đã diễn ra thường xuyên tới nỗi người ta phải đặt ra câu hỏi là nên sa thải nhân công như thế nào là hợp lý?
Bão sa thải bắt đầu lan sang năm 2023, trong tháng 1, mỗi ngày có trung bình hơn 3.400 nhân viên trong ngành công nghệ bị sa thải trên toàn cầu.
Dù đã bước sang tháng thứ 2 của năm 2023, nhưng làn sóng sa thải nhân viên giữa các công ty công nghệ tại Mỹ vẫn chưa dừng lại.
Trang Business Insider vừa liệt kê thêm hàng chục công ty công nghệ sa thải nhân viên, trong đó có cả Zoom với 15% nhân sự, Microsoft (đầu tư vào OpenAI) là 10.000 người và Google thêm 12.000 nhân công.
Làn sóng sa thải không chỉ ở các công ty công nghệ, mà đã lan sang cả các ngành kinh tế chủ chốt như hãng công nghiệp 3M, công ty vật liệu Dow…
Bloomberg ngay đầu tuần cũng đưa loạt tin về việc Meta (thuộc Facebook) ra tối hậu thư cho nhân viên, hãng máy bay Boeing cắt giảm 2.000 vị trí…
Những gã khổng lồ công nghệ như Meta, Amazon và Microsoft đã sa thải hàng loạt trong vài tuần qua. Theo dữ liệu của Challenger, Gray & Christmas, chỉ riêng trong tháng 1, các công ty có trụ sở ở Mỹ cắt giảm gần 103.000 việc làm.
Ngành hàng không Mỹ phải làm mọi cách để giữ chân nhân viên
Kể từ khi du lịch hồi sinh sau khi các biện pháp giãn cách phòng tránh COVID-19 được gỡ bỏ, ngành công nghiệp hàng không tại Mỹ đang đối mặt với tình trạng khan hiếm lao động.
Vấn đề này càng trầm trọng do đại dịch và tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất lịch sử trong vòng hơn 53 năm qua.
Trái ngược với giới công nghệ sa thải hàng loạt, nhiều hãng hàng không Mỹ đã phải tung ra hàng loạt chương trình ưu đãi hấp dẫn, như tặng ô tô, iPhone… để giữ chân nhân viên, thu hút nhân tài.
Tiền thưởng, iPhone, hay thậm chí xe ô tô, đây không phải là phần quà trong chương trình bốc thăm trúng thưởng, mà đây là những ưu đãi người lao động trong lĩnh vực hàng không có thể nhận được. Delta Airlines sẽ thưởng 5.000 USD cho các nhân viên bốc xếp hành lý ký hợp đồng.
Unifi, công ty chuyên cung cấp nhân sự và thiết bị cho các hãng hàng không cho biết, chi phí để tuyển dụng lao động mới trong thị trường lao động khan hiếm tăng tới 60% so với mức trước đại dịch.
Năm 2022, công ty đã cấp ô tô mới cho 3 nhân viên, thậm chí tặng điện thoại thông minh cho hơn 3.000 người đạt được mục tiêu hiệu suất.
Không dừng lại ở đó, nhiều chương trình chăm sóc trẻ đang được áp dụng ngày càng nhiều ở các sân bay tại Mỹ.
Bộ phận hàng không của công ty điều hành Sân bay Quốc tế Phoenix Sky Harbor đã khởi động chương trình chăm sóc con cho các nhân viên sân bay từ năm 2020. Công ty quyết định tiếp tục mở rộng chương trình này với kế hoạch xây dựng cơ sở trông trẻ trong khuôn viên sân bay.
Trong đợt cao điểm bay hè năm 2022, tình trạng thiếu nhân lực làm các công việc như vận chuyển hành lý hay dịch vụ chăm sóc khách hàng đã gây ra tình trạng xếp hàng dài và khiến nhiều chuyến bay bị chậm trễ.
Xu hướng người dân tích cực đi du lịch dự báo sẽ tiếp tục trong năm nay. Do vậy, những nỗ lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không kỳ vọng sẽ giúp thu hút được thêm nhiều người lao động, giúp thúc đẩy sự phục hồi của cả ngành hàng không sau dịch.
Theo hãng tư vấn tuyển dụng ZipRecruiter, một phần vấn đề khó tuyển dụng của ngành hàng không là lương thấp và công việc vất vả. Nếu các hãng thương mại điện tử, như Amazon trả lương gần 33 USD/giờ, thì mức lương trung bình của các nhân viên sân bay Mỹ hiện chỉ bằng nửa, dưới 18 USD/giờ.
Việt Nam sẽ nhận chuyển giao nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 quy mô 400 triệu USD vào tháng 2/2025
Giá cà phê hôm nay 16/12: nhận định tuần này, chờ đợi động thái của Fed?