Cúng Rằm tháng Giêng 2024 là nghi lễ quan trọng của người Việt. Theo quan niệm dân gian, đây là ngày thích hợp để cầu mong may mắn, bình an.
Rằm tháng Giêng còn gọi tết Nguyên tiêu, là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới.
Rằm tháng Giêng là ngày 15/1 âm lịch hàng năm. Năm 2024, Rằm tháng Giêng rơi vào thứ 7, ngày 24/2 dương lịch.
Người xưa cho rằng, ngày rằm đầu năm thích hợp để cầu phúc, bình an, tài lộc… cho năm mới. Vì vậy, cúng Rằm tháng Giêng trở thành nghi lễ quan trọng của người Việt.
Dân gian có câu “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” nhằm nhắc nhở tầm quan trọng của lễ cúng Rằm tháng Giêng.
Cúng Rằm tháng Giêng phải đủ lễ và cúng vào ngày giờ đẹp. Người xưa cho rằng, lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (tức từ 11h đến 13h) ngày chính Rằm (15/1 âm lịch). Đây được cho là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.
Tuy nhiên, nhà khoa học Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam) gợi ý, nếu các gia đình không sắp xếp cúng được đúng giờ Ngọ ngày chính Rằm thì có thể chọn cúng Rằm tháng Giêng 2024 từ sáng ngày 14/1 đến ngày 15/1 âm lịch.
Theo lịch vạn niên, cúng Rằm tháng Giêng 2024 có các khung giờ tốt như sau:
Ngày chính Rằm (15/1 âm lịch, tức 24/2/2024 dương lịch), khung giờ tốt gồm: Ất Mão (5h-7h), Mậu Ngọ (11h-13h), Canh Thân (15h-17h), Tân Dậu (17h-19h).
Ngày 14/1 âm lịch, tức ngày 23/2/2024 dương lịch, khung giờ tốt gồm: Giáp Thìn (7h-9h), Bính Ngọ (11h-13h), Đinh Mùi (13h-15h), Canh Tuất (19h-21h).
Ngoài việc thành tâm cúng bái, vào ngày Rằm tháng Giêng, nhiều người có thói quen đi lễ chùa, cầu bình an và may mắn cho các thành viên trong gia đình.
(Tổng hợp)