Nghề đứng ngoài mọi cuộc khủng hoảng, không khắt khe về bằng cấp

06-12-2022 23:02|Đức Quân

Theo thống kê của Tmall trong dịp 11/11, doanh số bán hàng ở hầu hết các ngành đều giảm nhưng ngành hàng liên quan đến thú cưng lại tăng trưởng mạnh mẽ.

Xã hội phát triển kéo theo sự ra đời hàng loạt những nhu cầu mới mẻ. Nổi bật trong số đó phải kể đến nghề chăm sóc thú cưng. Nếu như trước kia, khi nuôi thú cưng, chúng ta chỉ chú trọng đến việc ăn uống cơ bản hay đôi khi chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở thú y thì giờ đây mọi thứ đã khác rất nhiều. Hiện việc làm đẹp, chăm sóc cho thú cưng cũng là nhu cầu không thể thiếu với nhiều người nuôi.

hoc-nghe-cham-soc-thu-cung-o-dau-1.jpg

Nghề đứng ngoài mọi cuộc khủng hoảng

Theo báo cáo dữ liệu do China Merchants Securities công bố vào tháng 11, trong dịp lễ 11/11 năm nay tại Trung Quốc, trong khi doanh số bán hàng ở hầu hết các ngành đều giảm theo mức độ khác nhau thì doanh số bán thức ăn chính cho thú cưng đạt 1,9 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 265,2 triệu USD), tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái; đồ ăn nhẹ cho chó mèo cũng đạt mức tăng trưởng nhanh chóng và đạt doanh số 362 triệu Nhân dân tệ (14,6 triệu USD), tăng 32,73% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuần báo Tin tức Trung Quốc cho biết, trong khi một số ngành công nghiệp đã được chứng minh là dễ bị tổn thương trước suy thoái kinh tế và lạm phát kỷ lục gần đây, ngành hàng cho thú cưng lại là một ngoại lệ.

Theo báo cáo mới nhất do Viện Nghiên cứu Công nghiệp Kinh doanh Trung Quốc công bố, quy mô thị trường tiêu dùng cho thú cưng của Trung Quốc vào năm 2012 chỉ là 33,7 tỷ nhân dân tệ (4,68 tỷ USD), nhưng từ năm 2012 đến 2021, tốc độ tăng trưởng của thị trường này tại Trung Quốc lên tới 24,88%.

Tại Mỹ, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống mức -2,6% vào năm 2009, nhưng chi tiêu cho thức ăn của thú cưng vẫn duy trì mức tăng nhỏ trong cùng năm. Năm 2020, do đại dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ là -3,4%, nhưng mức chi tiêu cho thú cưng của nước này vẫn tăng 7% so với cùng kỳ năm trước và vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng từ đó đến nay.

Trên thực tế, kể từ năm 2016, tốc độ tăng trưởng của thị trường thú cưng ở Mỹ đã cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Tương tự, trong suốt 10 năm suy thoái kinh tế, quy mô thị trường thú cưng ở Nhật Bản không hề suy giảm mà luôn duy trì mức tăng nhẹ, tăng từ 400 tỷ yên (2,9 tỷ USD) năm 2010 lên 500 tỷ yên (3,6 tỷ USD) năm 2020.

Còn tại Việt Nam, nghề chăm sóc thú cưng là một ngành nghề không còn xa lạ trong vài năm gần đây. Đây là một trong những ngành mới nhưng lại có sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng.

Báo cáo của Pet Fair Asia cho thấy ngành chăm sóc thú cưng tại khu vực Đông Nam Á đạt doanh số là 4 tỉ USD. Trong đó, riêng Việt Nam chiếm đến 13%, tương đương với 500 triệu USD và được dự báo sẽ tăng trưởng 11% hàng năm. Những con số tích cực trên đã khẳng định tiềm năng của thị trường thú cưng tại Việt Nam là rất khả quan.

xu-huong-phat-trien-nganh-cham-soc-thu-cung-tai-viet-nam.jpg
Doanh số của ngành Chăm sóc thú cưng tại khu vực Đông Nam Á là 4 tỉ USD, trong đó Việt Nam chiếm 13%.

Nhu cầu nhân lực của nghề chăm sóc thú cưng

Học nghề chăm sóc thú cưng trở thành một cơ hội tốt đối với những người lao động ở nước ta. Bởi đây là ngành mới nên nguồn nhân lực cũng khá khan hiếm, ít kỹ thuật viên có tay nghề cao hay giàu kinh nghiệm.

Sau khi học xong ngành nghề này, bạn có thể trở thành nhân viên chăm sóc thú cưng tại bệnh viện thú cưng hay các tiệm thú cưng. Ngoài ra, bạn có thể mở tiệm tư nhân để hành nghề hay tiệm bán dụng cụ và đồ dùng cho thú cưng. Cơ hội việc làm cho bạn rất rộng mở, chỉ cần bạn thực sự đam mê với nghề.

Chi phí chăm sóc thú cưng không hề thấp. Người nuôi thú cưng có thể phải trả 200.000 đồng/sát trùng chuồng trại, 300.000 - 500.000 đồng/thăm khám sức khỏe. Qua đó, bạn có thể thấy thu nhập của nhân viên chăm sóc thu cưng khá cao. Mức thu nhập hàng tháng của họ dao động từ 10 - 18 triệu đồng. Nếu công việc thuận lợi, bạn có thể đạt thu nhập lên đến hàng chục triệu đồng/tháng sau khi trừ các khoản chi phí.

Đặc biệt, chăm sóc thú cưng được đánh giá là một trong những công việc phù hợp với nhiều đối tượng và không khắt khe về bằng cấp. 

Xét về cơ bản, chăm sóc thú cưng bắt nguồn từ việc thực sự hiểu về sức khỏe của chúng. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn học chuyên ngành thú y chuyên nghiệp tại các trường như: Đại học Lâm nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,… Sau khi có nền tảng kiến thức cơ bản, bạn có thể học thêm các khóa học về chăm sóc thú cưng, spa cho thú cưng để bắt đầu công việc. Việc này không mất quá nhiều thời gian khi bạn có nền tảng kiến thức tốt từ trước đó.

Một lựa chọn khác dành cho bạn khi muốn đến với nghề là theo học tại các trung tâm đào tạo nghề chăm sóc thú cưng chuyên nghiệp. Số lượng các trung tâm hiện nay tương đối nhiều. Nhưng để chọn được trung tâm chất lượng, bạn phải thực sự cẩn trọng. Hãy lựa chọn những địa chỉ nhận được nhiều đánh giá, yêu thích trên fanpage hoặc Google.

Ngoài các khóa đào tạo trực tiếp, còn có hình thức học nghề online, ngắn hạn. Tuy nhiên, với hình thức học này, sự kiên trì và quyết tâm là yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công bởi không có giáo viên, giảng viên giám sát trực tiếp. Không những vậy, việc thực hành khi học phương pháp này cũng tương đối hạn chế nên bạn cần cân nhắc kỹ.

Các khóa học spa, chăm sóc thú cưng có học phí dao động từ 15-20 triệu đồng. Thời gian học, các kỹ năng đi kèm,… có thể khiến học phí tăng cao hơn. Như vậy, công việc chăm sóc thú cưng không quá nặng về bằng cấp và linh hoạt được thời gian.

Tình trạng sức khỏe của Hoài Linh sau 4 năm điều trị ung thư di căn, trải qua hai lần hóa trị, một lần phẫu thuật

Cải cách hành chính y tế: Không thể giải quyết 'một sớm một chiều'?

Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nghề đứng ngoài mọi cuộc khủng hoảng, không khắt khe về bằng cấp
    POWERED BY ONECMS & INTECH