Vĩ mô

Nghiêm cấm hành vi thỏa thuận mua bán người từ khi còn là bào thai

Quang Phong 22/10/2024 19:30

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người sửa đổi bổ sung thêm quy định nghiêm cấm thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai.

Chiều 22/10, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người sửa đổi. Dự thảo gồm 8 chương, 65 điều.

Bà Nga cho biết, có một số ý kiến đề nghị bổ sung hành vi “thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai” vào khái niệm mua bán người để làm cơ sở đấu tranh, phòng chống hiệu quả thực trạng thỏa thuận mua bán người khi còn đang là bào thai.

Bên cạnh đó, có ý kiến băn khoăn về thực tiễn hiện nay xảy ra tình trạng thỏa thuận mua bán bào thai trong bụng mẹ nhưng nhằm nuôi dưỡng đứa trẻ sau khi sinh, thì trường hợp này có phải là mua bán người hay không.

Bà Lê Thị Nga.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: QH

Về vấn đề trên, bà Nga cho biết, qua rà soát quy định của pháp luật liên quan, trong một số trường hợp, quyền dân sự chỉ có thể được xác lập sau khi một người được sinh ra và còn sống.

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, việc phạm tội đối với phụ nữ mang thai chỉ bị coi là tình tiết tăng nặng mà không bị coi là phạm tội đối với nhiều người. Như vậy, về mặt pháp lý, chỉ được coi là người khi được sinh ra và còn sống. Theo y học thì bào thai cũng chưa được xác định là con người.

“Khoản 1 Điều 2 của dự thảo Luật quy định khái niệm về mua bán người, trong khi bào thai chưa được xác định là con người như trên đã phân tích, nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc quy định mua bán bào thai trong khái niệm mua bán người là không phù hợp”, bà Nga nói.

Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, những năm qua, tình trạng mua bán bào thai nhằm mục đích mua bán đứa trẻ sau khi sinh ra đang là thực tế đáng lo ngại.

“Việc thỏa thuận mua bán này thực chất là tiền đề của hành vi mua bán người, tức là mua bán người từ giai đoạn còn đang là bào thai”, bà Nga nhấn mạnh và chỉ rõ việc xử lý hành vi này lại chưa được pháp luật điều chỉnh.

Do vậy, trước yêu cầu nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng chống mua bán người từ sớm, từ xa, đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm liên quan đến phụ nữ, trẻ em, tiếp thu ý kiến đại biểu, khoản 2 Điều 3 dự thảo Luật đã quy định hành vi nghiêm cấm “thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai”.

>> Đôi nam nữ bị lừa bán sang Campuchia: Quá khứ khó ngờ của kẻ buôn người

Đại biểu Quốc hội: thuốc không kê đơn, quản lý giá thế nào?

Quốc hội nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/nghiem-cam-hanh-vi-thoa-thuan-mua-ban-nguoi-tu-khi-con-la-bao-thai-2334474.html
Bài liên quan
  • Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Dược và Luật phòng, chống mua bán người
    Ngày 22/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).
  • Chiêu thức mới của tội phạm mua bán người
    TP - Đại tá H, một cán bộ làm ở cơ quan phòng chống mua bán người của lực lượng Công an sửng sốt khi chính cháu của mình cũng bị lừa bán sang casino ở Campuchia và đang kêu cứu, bởi thủ đoạn của các đối tượng này luôn mới và xảo quyệt.
  • Cấm mua bán bào thai, thỏa thuận mua bán người từ khi còn là bào thai
    Cơ quan thẩm tra thừa nhận, thực tế đang diễn ra tình trạng mua bán bào thai nhằm mục đích mua bán đứa trẻ sau khi được sinh ra và việc thỏa thuận mua bán này là tiền đề của hành vi mua bán người.
  • Triệt phá đường dây mua bán người từ Việt Nam qua Campuchia
    Lực lượng chức năng tỉnh Tây Ninh đã phối hợp với Campuchia bắt giữ 2 kẻ mua bán người xuyên quốc gia, giải cứu thành công nạn nhân, đưa về nước an toàn.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nghiêm cấm hành vi thỏa thuận mua bán người từ khi còn là bào thai
    POWERED BY ONECMS & INTECH