Ngôi làng có nhiều ngôi mộ cổ bí ẩn, hình thù độc lạ nhất nước ta, nổi bật với kiến trúc mang đậm dấu ấn đặc trưng thời các chúa Nguyễn

05-04-2024 17:01|Thanh Thanh

Đây là di tích khảo cổ về văn minh mộ táng của tiền nhân có giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, đặc biệt là văn hóa tâm linh.

Tại phía Nam núi A Man (thuộc thôn Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), từ lâu đã tồn tại 500 ngôi mộ cổ chứa đựng nhiều bí ẩn.

500 ngôi mộ cổ có bốn dạng gồm, loại hình yên ngựa (kiều ngựa), loại hình mai rùa, loại hình mái nhà, loại hình búp sen. Trong đó loại hình yên ngựa chiếm đa số. 500 ngôi mộ cổ có 4 loại hình nhưng đều có hình dáng khác nhau, không ngôi mộ nào giống ngôi mộ nào, quy mô từng ngôi mộ tùy thuộc vào vị trí xã hội của người nằm dưới mộ lúc sinh thời.

Dạng mộ cổ hình yên ngựa

Dạng mộ cổ hình yên ngựa

Mộ cổ hình mái nhà

Mộ cổ hình mái nhà

Tất cả các ngôi mộ đều gối đầu về hướng Tây và Tây Bắc (đỉnh núi), chân mộ hướng về phía Đông và Đông Nam (chân núi). Trên trụ biểu nhiều ngôi mộ có một số vết tích nét khắc chữ Hán, nhưng hầu hết nét chữ bị bào mòn, không nhận biết được. Tất cả các bia mộ đều bị đục phá hoặc không làm bia mộ, không để cho thế hệ sau biết danh tánh những người dưới mộ. Ngoài thủ pháp chạm sâu trên nền sa thạch, hệ thống mô típ trang trí trên những tấm bia mộ cổ tạo dấu ấn đặc trưng thời các chúa Nguyễn, thể hiện sự ảnh hưởng đậm nét của triết lý Phật giáo. Tuy nhiên, nó vẫn mang đậm dấu ấn văn hóa thuần Việt từ phong thủy dân gian trong mai táng, đến hoa văn trang trí, cách thức bài trí, cách thức lập mộ.

Mộ cổ loại hình búp sen

Mộ cổ loại hình búp sen

Mộ cổ loại hình mai rùa

Mộ cổ loại hình mai rùa

Dù có nhiều giả thuyết cho rằng những người nằm dưới 500 ngôi mộ cổ thuộc lực lượng của chúa Nguyễn Ánh nhưng vẫn chưa có những luận cứ đáng tin cậy. Còn lý giải những bí ẩn của 500 ngôi mộ cổ thì cần tiến hành khảo cổ để sáng tỏ tất cả.

Thông tin trên Báo Dân Việt cho biết thêm, đây là di tích khảo cổ về văn minh mộ táng của tiền nhân có giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, đặc biệt là văn hóa tâm linh. 500 ngôi mộ cổ này tập trung phía sau chùa Châu Lâm, liền kề với Minh bia hòa thượng Liễu Quán (1667-1742) vị cao tăng người làng Quảng Đức mở ra thiền phái phật giáo xứ Đàng Trong (từ Quảng Bình trở vào) thế kỷ XVIII.

Hiện nay, bảo tồn, tôn tạo và trùng tu khu mộ cổ lớn nhất nước ở núi A Man là một trong những việc làm thiêng liêng, thiết thực để lưu giữ ký ức quan trọng của tiến trình lịch sử Phú Yên.

>> Phát hiện ‘khu rừng mộ đá’ dựng đứng hơn 400 tuổi giữa trời mây xứ Mường và bí ẩn chôn cất theo muôn vàn vật báu

Ly kỳ những ngôi mộ bí ẩn nhất lịch sử Trung Hoa: Người được thờ bằng mộ giả, nơi chứa đựng 800 tấn châu báu

Phát hiện 100.000 ngôi mộ cổ trên ngọn núi lớn, đặc biệt có đến 24 ngôi mộ hoàng đế và hàng nghìn hoàng tử, tướng lĩnh

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-lang-co-nhieu-ngoi-mo-co-bi-an-hinh-thu-doc-la-nhat-nuoc-ta-noi-bat-voi-kien-truc-mang-dam-dau-an-dac-trung-thoi-cac-chua-nguyen-d119714.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngôi làng có nhiều ngôi mộ cổ bí ẩn, hình thù độc lạ nhất nước ta, nổi bật với kiến trúc mang đậm dấu ấn đặc trưng thời các chúa Nguyễn
    POWERED BY ONECMS & INTECH