Ngôi mộ tập thể lớn nhất châu Âu, chứa xác của ít nhất 1.000 người trong đại dịch ‘cái chết đen’ kinh hoàng nhất thế giới

07-04-2024 09:00|Thanh Thanh

Các chuyên gia cho rằng những xác chết này được chôn cất vào nửa đầu của thế kỷ 17 sau một làn sóng dịch hạch lớn.

Các nhà khảo cổ mới đây đã phát hiện ngôi mộ tập thể chôn hơn 1.000 người ở TP. Numberberg (Đức). Đây được xem là ngôi mộ tập thể lớn nhất châu Âu từng được khai quật.

Những nhà khảo cổ tại hiện trường ngôi mộ tập thể

Những nhà khảo cổ tại hiện trường ngôi mộ tập thể

Theo đó, thông tin trên CNN cho biết, trong một cuộc khảo sát khảo cổ trước khi xây dựng các tòa nhà dân cư mới tại trung tâm TP. Nuremberg (Đức), các nhà khảo cổ đã bất ngờ phát hiện ngôi mộ tập thể chứa hơn 1.000 hài cốt. Các chuyên gia cho rằng những xác này được chôn cất vào nửa đầu của thế kỷ 17 sau một làn sóng dịch hạch lớn hay còn gọi là đại dịch “cái chết đen”, gây tử vong cho tới 60 phần trăm dân số châu Âu.

Theo nhà khảo cổ học Melanie Langbein thuộc Sở Bảo tồn Di sản TP. Nuremberg, những thi thể đó không được an táng trong các nghĩa trang thông thường, mà được chỉ định để chôn cất ở nơi riêng vì họ nhiễm dịch hạch. Vì vậy, bà Melanie Langbein cho rằng nguyên nhân dẫn đến ngôi mộ tập thể này có thể do một trận dịch bệnh giống như bệnh dịch hạch.

Theo CNN, các nhà khảo cổ đã sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ để xác định niên đại của ngôi mộ tập thể trên. Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khảo cổ phát hiện ra đồ tạo tác và tài liệu từ năm 1634 mô tả chi tiết về đợt bùng phát bệnh dịch hạch đã giết chết hơn 15.000 người trong giai đoạn 1632-1633, trong đó có khoảng 2.000 người được chôn cất gần địa điểm khai quật hiện nay. Do đó, các nhà khảo cổ kết luận ngôi mộ tập thể trên có niên đại từ năm 1632-1633.

Ngôi mộ tập thể này được xác định là lớn nhất tại Châu Âu

Ngôi mộ tập thể này được xác định là lớn nhất tại Châu Âu

Được biết, dịch hạch tấn công thế giới trong 3 làn sóng từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19 và đã giết chết hàng chục triệu người. Làn sóng đầu tiên, gọi là “cái chết Đen” ở châu Âu, diễn ra từ năm 1347 đến năm 1351, trong khi làn sóng thứ hai vào thế kỷ 16 chứng kiến sự xuất hiện của một dạng mới của căn bệnh và lan rộng ra vào cuối thế kỷ 19 tại châu Á.

Bệnh dịch hạch là dạng bệnh dịch hạch phổ biến nhất và lây lan qua vết cắn của bọ chét bị nhiễm bệnh. Nhiễm trùng lây lan đến các tuyến miễn dịch gọi là hạch bạch huyết, khiến chúng sưng lên, đau đớn và có thể tiến triển thành vết loét hở. Việc lây truyền bệnh dịch hạch từ người sang người rất hiếm và thường lây truyền từ động vật. Ngày nay, bệnh dịch hạch có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh và sử dụng các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng.

>> Khai quật một ngôi mộ cổ phát hiện hài cốt của gần 100 kẻ trộm mộ: Các nhà khảo cổ xác định lý do bỏ mạng vì rơi vào một cạm bẫy hiểm độc

Sạt lở đất lộ ra 168 ngôi mộ cổ, chuyên gia vui sướng khi biết được có tới 6 ngôi mộ của hoàng đế

Ngôi làng có nhiều ngôi mộ cổ bí ẩn, hình thù độc lạ nhất nước ta, nổi bật với kiến trúc mang đậm dấu ấn đặc trưng thời các chúa Nguyễn

Hang động nằm giữa khu rừng nguyên sinh đẹp nhất Việt Nam sở hữu 3 ngôi mộ cổ, nổi bật với các hài cốt đặt nằm co từng khiến du khách nước ngoài ngỡ ngàng

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-mo-tap-the-lon-nhat-chau-au-chua-xac-cua-it-nhat-1000-nguoi-trong-dai-dich-cai-chet-den-kinh-hoang-nhat-the-gioi-d119796.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Ngôi mộ tập thể lớn nhất châu Âu, chứa xác của ít nhất 1.000 người trong đại dịch ‘cái chết đen’ kinh hoàng nhất thế giới
POWERED BY ONECMS & INTECH