Thông qua các nghiệp vụ, họ xác định đó thực sự là một ngôi mộ cổ có niên đại vào thời Ngũ Đại Thập quốc (907 - 960).
Vào năm 1981, các công nhân ở Tương Dương, thuộc tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đang đào móng xây nhà thì bất ngờ đụng trúng một tảng đá có màu sắc khác lạ và nhiều ký tự giống văn tự cổ. Nghi ngờ đó có thể là một phần của ngôi mộ cổ nên họ nhanh chóng thông báo với chính quyền địa phương và các chuyên gia về di tích văn hóa.
Nhận được thông tin các chuyên gia nhanh chóng tới hiện trường để kiểm tra. Thông qua các nghiệp vụ, họ xác định đó thực sự là một ngôi mộ cổ có niên đại vào thời Ngũ Đại Thập quốc (907-960).
Xung quanh ngôi mộ có nhiều dấu vết của các hố trộm mộ. Điều này khiến các nhà khảo cổ nhận định mộ tặc đã nhiều lần "ghé thăm" để đánh cắp đồ tùy táng giá trị. Do đó, họ không ôm nhiều hy vọng sẽ tìm thấy các hiện vật quý giá bên trong mộ cổ này. Tuy nhiên khi khai quật lăng mộ, các chuyên gia vô cùng kinh ngạc khi tìm thấy 80 bộ hài cốt ngay ở khu vực lối vào lăng mộ. Mỗi người chết ở tư thế khác nhau và bên cạnh là những dụng cụ đào mộ.
Theo các chuyên gia, bên cạnh 80 thi hài này là những dụng cụ đào mộ giúp chứng minh họ là những kẻ trộm mộ. Sau khi tiến vào bên trong mộ cổ, những kẻ mộ tặc rơi vào một cạm bẫy đáng sợ khiến bản thân "có vào mà không có ra", đó là bẫy cát. Nếu kẻ trộm mộ đột nhập vào bên trong mộ cổ thì sẽ kích hoạt bẫy cát. Cát sẽ chảy xuống liên tục và bịt kín lỗ hổng mà kẻ trộm đào khi vào. Theo đó, kẻ trộm mộ sẽ bị chôn sống trong bẫy cát hoặc ngạt thở vì thiếu oxy.
Nhóm nghiên cứu cho hay, một số bức tường và trần gầm hầm mộ chính bên trong mộ cổ không được xây kiên cố. Thay vào đó, người xưa bố trí lượng lớn cát ở những nơi này. Nếu kẻ trộm liều lĩnh đột nhập vào bên trong ngôi mộ kiểu này thì sẽ khó toàn mạng trở ra. 80 kẻ trộm mộ trên chính là bằng chứng rõ ràng nhất về sự nguy hiểm của kiểu cạm bẫy chống trộm cực hiệu quả của người xưa.