Ngôi nhà làm bằng gỗ xưa quý giá lên đến 3.000 tỷ, gia chủ nghèo nhưng kiên quyết không bán
Gia chủ cho biết đây là căn nhà được ông bà tổ tiên để lại và nói căn nhà này rất đáng tiền, trong nhà chẳng có đồ giá trị gì, đây là tài sản duy nhất nên muốn các con gìn giữ, không được bán.
Trong cuốn sách "Tổng quan về bảo tàng" của Gu Tai có đoạn viết: "Có ba loại nanmu, thứ nhất là nan thơm hay còn gọi là nan tím, thứ hai là nan vàng, thứ ba là nan nước. Loại nan vàng thớ gỗ có màu vàng, những gợi vân óng ánh dưới nắng".
Cây nanmu vàng là loại cây đặc biệt quý giá bởi thường được dùng trong cung điện hoàng gia dưới thời nhà Minh và nhà Thanh. Thậm chí có thời điểm, còn có quy định không được mua bán gỗ nanmu vàng, ai bị phát hiện sẽ quy vào trọng tội. Chính vì thế, gỗ nanmu vàng đã biến mất hàng trăm năm.
Tuy nhiên, khi xã hội phát triển, nanmu vàng lại xuất hiện trở lại. Điều đáng nói, chúng nhanh chóng trở thành một trong những loại gỗ quý có giá trị nhất. Khi nanmu vàng xuất hiện, giới nhà giàu đổ xô mua tích trữ khiến giá nanmu vàng đã cao lại càng tăng vọt hàng trăm lần. Năm 2011, giá một tấn nanmu vàng khoảng vài chục nghìn nhân dân tệ (dưới 100 triệu đồng so với mức tỷ giá hiện tại) nhưng chỉ trong vòng 1 năm, giá nanmu vàng đã tăng lên 20 triệu nhân dân tệ (hàng chục tỷ đồng).
Chính vì thế, nhiều năm trước, thông tin gia đình ông Dương ở Hồ Bắc (Trung Quốc) sống trong căn nhà được làm bằng gỗ nanmu vàng trị giá 800 triệu nhân dân tệ (khoảng 2.900 tỷ đồng) nhưng cả nhà lại thuộc diện hộ nghèo khó khiến ai nấy ngạc nhiên. Liệu chuyện gì đang xảy ra?
Hộ nghèo miền núi là những gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn, hầu như không có thu nhập. Dù nhà nước đã thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, số lượng các gia đình này đã giảm đi đáng kể nhưng ở vùng miền núi hẻo lánh, lạc hậu, đời sống của người dân vẫn vô cùng khó khăn. Các ngôi làng ở miền núi cách xa thị trấn, giao thông đi lại khó khăn. Gia đình ông Dương là một trong những hộ nghèo như vậy. Cả gia đình nhiều thế hệ sống trong căn nhà gỗ nghèo khó. Vì không đủ điều kiện để sửa chữa nên mặc ngôi nhà có hư hỏng, gia đình ông vẫn chấp nhận chỉ cần có một chỗ che mưa che gió là đủ.
Năm 2015, nhiều người vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện căn nhà gỗ đổ nát của gia đình ông Dương thực chất được làm bằng loại gỗ nanmu vàng. Hơn 90% vật liệu trong nhà đều là từ loại gỗ quý hiếm này.
Đặc biệt, một chuyên gia về đồ cổ đã nghiên cứu sâu, tìm hiểu và phát hiện căn nhà này được xây dựng vào cuối thời nhà Minh. Trải qua hàng trăm năm nhưng căn nhà gỗ vẫn vững chắc, không hề mục nát hay đổ sụp. Sau khi tính toán, căn nhà được định giá lên đến 800 triệu nhân dân tệ.
Ngôi nhà có sảnh giữa, 3 phòng ngủ, bếp ở phía sau, tổng diện tích 130m2. Căn phòng chính ở giữa và hai phòng phụ hai bên. Căn nhà có kiến trúc đặc trưng của vùng Tứ Xuyên, bao gồm 30 cột gỗ được nối với nhau bằng mộng. Ở giữa được khảm bằng ván gỗ, lợp ngói nhỏ màu xanh. Nhìn từ bên ngoài, căn nhà không có gì đặc biệt, tương đối cũ kỹ.
Ông Dương chia sẻ rằng đây là căn nhà được ông bà tổ tiền để lại. Khi bố ông mất, ông cụ nói căn nhà này rất đáng tiền, trong nhà chẳng có đồ giá trị gì, đây là tài sản duy nhất nên muốn ông Dương phải chăm sóc nó thật tốt, không được bán đi. Khi đó, ông Dương không hiểu nhiều về các loại gỗ quý, chỉ nghe lời dặn dò nên kiên quyết không bán đi dù nghèo khó đến đâu.
Nguồn: Sina, 163
>>Khu rừng mọc ngược từ đáy hồ sâu 30m được 'kiến tạo' từ vụ sạt lở phá hủy 700 ngôi nhà
Loại gỗ quý hiếm tuổi thọ 5.000 năm được rao bán hơn 10 tỷ đồng tại Việt Nam
Ngôi nhà cổ làm từ gỗ quý hiếm rộng gần 1.000m2 ở miền Tây Việt Nam, được UNESCO công nhận là Di sản