Xã hội

Người đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trọng trách Tư lệnh ngành Công an Việt Nam

Quỳnh Châu 18/06/2024 01:01

Trên cương vị đứng đầu ngành Công an, ông đã hoạt động tích cực để bảo vệ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ.

Lực lượng Công an Nhân dân thành lập ngày 19/8/1945, ngay khi cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội. Sau đó, các tổ chức công an lần lượt ra đời ở ba kỳ. Ngày 21/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 23-SL thống nhất các lực lượng liêm phóng, cảnh sát, trinh sát, quốc gia tự vệ cuộc trong toàn quốc thành Việt Nam Công an vụ.

Ông Lê Giản (1913-2003, quê Văn Giang, Hưng Yên) được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao nhiệm Giám đốc Nha Công an Trung ương, trở thành vị lãnh đạo đầu tiên của ngành Công an. Ông giữ chức Giám đốc Việt Nam Công an vụ từ (1946-1952).

Trên cương vị đứng đầu ngành Công an, ông đã hoạt động tích cực để bảo vệ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ. Đặc biệt, ông chỉ đạo phá vụ án phố Ôn Như Hầu nổi tiếng.

Tổng Bí thư Trường Chinh khi đó đánh giá: “Những vụ khám bắt trên đây có một tác dụng vô cùng quan trọng, nó lột mặt nạ bọn phản động bên trong, tay sai của bọn phản động bên ngoài... Nó lôi ra ánh sáng dư luận một bọn giả danh chính trị, giả danh quốc gia dân tộc... cắm một cái mốc trên con đường thống nhất dân tộc, biểu lộ sức mạnh và uy tín của chính quyền nhân dân”.

Người đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trọng trách Tư lệnh ngành Công an Việt Nam
Ông Lê Giản - Giám đốc Việt Nam Công an vụ giai đoạn 1946-1952. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Công an

Tháng 9/1952, ông Trần Quốc Hoàn được bổ nhiệm làm Giám đốc Nha Công an. Ông Lê Giản được điều động tham gia công tác cải cách ruộng đất. Đến đầu năm 1955, ông được điều động trở lại ngành Công an, giữ chức Vụ trưởng Vụ Trị an hành chính, Bộ Công an kiêm Cục trưởng Cục Biên phòng (nay là Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam).

Trong thời gian công tác ở ngành Công an, với trọng trách của mình, ông đã có những đóng góp to lớn đối với quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Công an, góp phần đắc lực bảo vệ chính quyền, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

Tháng 5/1958, ông Lê Giản được Đảng, Nhà nước phân công làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao rồi Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Là một lãnh đạo của ngành Tòa án, ông đã tích cực tham gia nghiên cứu, xây dựng tổ chức bộ máy ngành Tòa án hợp tác chặt chẽ với ngành Công an và các ngành khác.

Những đóng góp của ông được Đảng và Nhà nước ghi nhận, trao tặng nhiều huân huy chương cao quý như Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huy chương Vì sự nghiệp Bảo vệ an ninh Tổ quốc, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tòa án...

>> Bộ trưởng Bộ Công an đầu tiên không mang quân hàm vẫn đứng đầu ngành, được Nhà nước trao tặng huân chương cao quý nhất

Người Việt đầu tiên được nhận giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lenin, tên từng được đặt cho con đường ở Ukraine

Thân thế Thượng úy tuổi 25 làm thầy giáo của 6 vị danh tướng Quân đội Việt Nam, được 'Đại tướng nông dân', vị tướng chính trị đầu tiên kính trọng gọi là thầy

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nguoi-dau-tien-duoc-chu-tich-ho-chi-minh-giao-trong-trach-tu-lenh-nganh-cong-an-viet-nam-239032.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Người đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trọng trách Tư lệnh ngành Công an Việt Nam
POWERED BY ONECMS & INTECH