Nếu doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng, người lao động có thể đòi quyền lợi trong trường hợp vẫn hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ công việc.
Để cắt giảm chi phí dịp cuối năm, có những doanh nghiệp tìm cách buộc một bộ phận người lao động nghỉ việc để không phải trả thưởng Tết.
Căn cứ Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
1 - Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.
2 - Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị mà khả năng lao động chưa hồi phục.
3 - Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn phải giảm chỗ làm.
4 - Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày sau khi thời hạn tạm hoãn hợp đồng.
5 - Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu, trừ có thỏa thuận khác.
6 - Người lao động tự ý bỏ việc từ 05 ngày làm việc liên tục mà không có lý do chính đáng.
7 - Người lao động cung cấp thông tin không trung thực khi giao kết hợp đồng làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.
>> Bất ngờ một nhà máy đóng cửa 3 tháng ngay trước Tết, gần 1.300 lao động như 'ngồi trên đống lửa'
Nếu không có các lý do trên mà tự ý đuổi việc người lao động, doanh nghiệp sẽ bị xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Nếu đã rơi và trường hợp bị đuổi việc để né thưởng, người lao động thường khó tìm được tiếng nói chung với doanh nghiệp,nên có thể thực hiện theo một trong 2 cách sau để đòi lại quyền lợi.
>> Đà Nẵng thông tin vụ nhà máy đóng cửa, 1.250 lao động bị ngừng việc trước Tết
Cách 1: Khiếu nại (Căn cứ: Nghị định 24/2018/NĐ-CP)
- Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động.
Nếu không được giải quyết hoặc không đồng ý với cách giải quyết của người sử dụng lao động, người lao động tiến hành khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện tại Tòa án.
- Khiếu nại lần hai: Gửi đơn khiếu nại Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
+ Thời hạn thụ lý đơn khiếu nại: Trong 07 ngày làm việc.
+ Thời hạn giải quyết việc khiếu nại: Không quá 45 ngày (hoặc 60 ngày với vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý; ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn là không quá 60 ngày (hoặc 90 ngày với vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý.
>> DN liên quan đại gia Đinh Trường Chinh bị bắt, toàn bộ nhân viên nghỉ việc, lớn cỡ nào?
Cách 2: Khởi kiện trực tiếp tới Tòa án
Theo Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có thể trực tiếp khởi kiện tới Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự mà không cần trải qua thủ tục hòa giải.
Căn cứ Điều 32, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Vì vậy, người lao động muốn khởi kiện phải đến đây để nộp đơn khởi kiện và thực hiện các thủ tục liên quan.
Nhẫn tâm sa thải nhân viên trái luật ngay trước Tết để "né" thưởng Tết: Doanh nghiệp phải bồi thường, chủ có thể bị phạt tù!
>> Giảm 2.000 nhân sự trong vòng 9 tháng, một doanh nghiệp dệt may lớn trên HoSE còn lại 37 người
Tuyển hơn 42.000 công chức, viên chức bù vào 10.880 người nghỉ việc, thôi việc
Vụ Vạn Thịnh Phát: Nguyên phó TGĐ của SCB bị cho thôi việc vì phản đối chỉ thị của lãnh đạo