Người thân tính sử dụng sổ đỏ để thế chấp vay tiền tôi, điều này có khả thi hay không?

18-05-2024 20:30|Quốc Chiến

Người thân muốn vay tiền và tính sử dụng sổ đỏ để thế chấp, liệu điều này có được hay không?

Anh H (35 tuổi, TP. HCM) mới đây đã có thắc mắc liên quan đến sổ đỏ. Cụ thể, tuần trước người thân của anh có ngỏ ý vay tiền vì có việc đột xuất. Anh H sẽ hoàn toàn đồng ý việc cho người đó vay tiền với điều kiện phải có cái để thế chấp.

Ngay sau đó, người họ hàng này bảo có thể sử dụng sổ đỏ để thế chấp có được không. Đây là điều lần đầu anh H nghe tới vì vậy anh đã phải tìm hiểu cũng như đã tìm đến những luật sự có tiếng để xem việc thế chấp này là đúng hay sai so với quy định.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chia sẻ với Báo Tuổi Trẻ, Luật sư Lê Thành Công, Đoàn Luật sư TP. HCM cho biết, thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

>> Thị trường BĐS phía Tây Hà Nội 'đu đỉnh', tăng đến 30% trong 1 tháng: Nhiều nhà đầu tư tính chuyện 'quay xe'

Điều 35 Nghị định 21/2021 quy định việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai, cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Việc nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan, không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về dự án đầu tư, xây dựng, thuê, thuê khoán, dịch vụ, giao dịch khác;

- Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm trả tiền lãi thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền, lãi trên nợ gốc trong hạn, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi chưa trả hoặc lãi, lãi suất khác áp dụng không được vượt quá giới hạn thỏa thuận về lãi, lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 5 Điều 466 và Điều 468 của Bộ luật Dân sự.

- Trường hợp có thỏa thuận về việc xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên có nghĩa vụ và không có quy định khác của pháp luật thì chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn;

- Điều kiện có hiệu lực khác của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

Với quy định trên thì cá nhân có quyền nhận thế chấp quyền sử dụng đất. Khi đó người nhận thế chấp cần lưu ý: Hợp đồng thế chấp phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật. Khi công chứng hợp đồng cần lưu ý kiểm tra về các điều kiện để thế chấp quyền sử dụng đất như đất không tranh chấp, đã được cấp giấy chứng nhận hay quyền sử dụng đất vẫn còn thời hạn…

Bên cạnh đó, việc thế chấp phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

>> Việc phân lô để chia thừa kế bằng đất có bị sai theo quy định siết phân lô, bán nền không?

6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025 theo Luật Đất đai 2024

Đất không giấy tờ sắp được cấp sổ đỏ với duy nhất một điều kiện theo Luật mới nhất 2024

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/nguoi-than-tinh-su-dung-so-do-de-the-chap-vay-tien-toi-dieu-nay-co-kha-thi-hay-khong-d123003.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Người thân tính sử dụng sổ đỏ để thế chấp vay tiền tôi, điều này có khả thi hay không?
    POWERED BY ONECMS & INTECH