Nguồn cung đứt gãy, nông dân sử dụng gạo làm thức ăn chăn nuôi

17-03-2022 09:17|Linh San

Tại châu Á, giá lúa mì và ngô tăng cao đang thúc đẩy nhu cầu sử dụng gạo chất lượng thấp làm thức ăn chăn nuôi.

Giá lương thực tăng cao

Các nhà nhập khẩu ngũ cốc toàn cầu đang tranh giành nguồn cung sau khi căng thẳng leo thang tại Ukraine làm gián đoạn các chuyến hàng ngũ cốc từ cả hai quốc gia, vốn chiếm khoảng 25% lúa mì thế giới và 16% lượng ngô xuất khẩu của thế giới.

Giá lúa mì giao sau trên sàn Chicago đạt mức cao kỷ lục vào tuần trước, trong khi giá ngô leo lên mức cao nhất trong một thập kỷ sau khi Ukraine phải đóng cửa các cảng và lệnh trừng phạt của phương Tây ảnh hưởng đến xuất khẩu của Nga.

Giá lúa mì và ngô tăng đột biến đã thúc đẩy người mua tìm kiếm các lựa chọn thay thế, kể cả ở Trung Quốc, thị trường thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới cho đến nay.

Theo đó, các nhà nhập khẩu đang đàm phán để mua thêm gạo tấm - gạo kém chất lượng mà hạt đã bị vỡ trong quá trình xay xát để làm thức ăn nuôi heo và các loại gia súc, gia cầm khác.

Gạo thường được giao dịch ở mức cao so với lúa mì, nhưng việc giá lúa mì tăng 50% vào tháng trước đã thu hẹp đáng kể sự chênh lệch giữa hai loại ngũ cốc và thậm chí còn khiến lúa mì đắt hơn so với một số loại gạo chất lượng thấp.

Giá gạo 5% tấm của nhà xuất khẩu Thái Lan đã ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 10/2020 vào tuần trước, tăng 5% lên khoảng 421,50 USD/tấn, nhờ nhu cầu lương thực và thức ăn chăn nuôi cao.

Đây là mức giá cao nhất kể từ tháng 6 năm ngoái và các nguồn tin cho biết giá có thể tiếp tục tăng nếu sự gián đoạn dòng chảy tại Biển Đen vẫn tiếp diễn. Giá gạo xuất khẩu từ Việt Nam và Ấn Độ cũng tăng vào tuần trước.

Nhà kinh tế Shirley Mustafa của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO) cho biết nhu cầu đối với gạo tấm để làm thức ăn chăn nuôi gia súc có thể tăng lên, nếu đà tăng của giá lúa mìa và ngô duy trì.

Nguồn cung ngô bị chặt đứt

Trung Quốc đã đặt hàng tới 2 triệu tấn ngô từ Ukraine trong năm nay, nhưng hầu hết các lô hàng này đang gặp rủi ro do sự gián đoạn chuỗi hậu cần tại Ukraine.

Để thay thế lượng ngô đó, Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn gạo tấm, tăng từ khoảng 2 triệu tấn/năm trong hai năm qua, một nhà kinh doanh gạo có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết.

Một nhà nhập khẩu ở Quảng Đông đang tìm mua gạo tấm từ Thái Lan, trong khi những nhà nhập khẩu khác gần đây đã mua gạo tấm của Ấn Độ để làm thức ăn chăn nuôi, theo nguồn thạo tin.

Giá gạo 100% tấm của Ấn Độ đã tăng lên 320 USD/tấn trong tháng này từ mức 290 USD trong tháng 2, ông cho biết thêm.

Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Thái Lan cũng đang xem xét sử dụng nhiều gạo tấm hơn để thay thế ngô, kéo giá gạo nội tăng cao trên cả nước, theo các thương nhân có trụ sở tại Bangkok.

Thương nhân ở Bangkok cho biết, nhu cầu đối với gạo chất lượng thấp từ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Thái Lan đang tăng lên đáng kể. Phần lớn gạo tấm của Thái Lan có khả năng được tiêu thụ ở thị trường nội địa.

Cháy lớn tại xưởng thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp mất trắng 100 tỷ đồng

Hà Nội sắp có trung tâm thương mại 24 tầng, nằm 'sát sườn' bến xe Nước Ngầm

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nguon-cung-dut-gay-nong-dan-su-dung-gao-lam-thuc-an-chan-nuoi-132573.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nguồn cung đứt gãy, nông dân sử dụng gạo làm thức ăn chăn nuôi
    POWERED BY ONECMS & INTECH