Tài chính Ngân hàng

Nhà đầu tư chứng khoán cần chú ý những sự kiện nào trong tuần này?

Trâm Anh 23/01/2024 - 22:16

Các ngân hàng Trung ương lớn bắt đầu cuộc họp đầu tiên của năm 2024 và dữ liệu PMI được công bố.

Lạm phát chậm lại đã thúc đẩy kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay. Một số nhà hoạch định chính sách đã đưa ra quan điểm về việc không nên kỳ vọng cắt giảm lãi suất quá sớm.

Dữ liệu kinh tế Mỹ

Dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố vào thứ Năm (25/1) sẽ được theo dõi chặt chẽ để có những hiểu biết mới về lộ trình lãi suất trong tương lai. Chỉ số chi tiêu, tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 được công bố sau khi chỉ số PCE đã tăng 2,6% trong tháng 11. Tháng 12 chỉ số này giảm - là mức giảm lần đầu tiên sau hơn 3,5 năm.

Chính phủ Mỹ cũng sẽ công bố dữ liệu về GDP quý IV vào thứ Tư (24/1), dự kiến sẽ ở mức 2% sau khi tăng 4,9% trong quý trước.

>> Hé lộ thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng

Các quan chức Fed sẽ bước vào giai đoạn tạm dừng truyền thống trước cuộc họp chính sách sắp tới vào ngày 30/1 và 31/1.

Nhà đầu tư chứng khoán cần chú ý những sự kiện nào trong tuần này?
Ảnh minh hoạ

Đồng thời, mùa báo cáo tài chính bước vào giai đoạn cao điểm. Các nhà đầu tư mong đợi kết quả từ một số tên tuổi lớn như Netflix, Tesla, 3M và Intel sẽ được công bố trong tuần này.

Chỉ số S&P 500 đã đạt mức cao kỷ lục vào thứ Sáu (19/1) khi được thúc đẩy bởi sự phục hồi của các nhà sản xuất chip và các cổ phiếu công nghệ lớn khác. Nhưng có thể mất đà nếu kết quả báo cáo trong vài tuần tới không chứng minh được mức định giá tương đối cao.

Steve Sosnick, chiến lược gia trưởng tại Interactive Brokers cho biết: “Mức kỷ lục mới này của S&P 500 sẽ bền vững miễn là báo cáo lợi nhuận đáp ứng kỳ vọng… Mặt khác, nếu chúng tôi phát hiện ra rằng thị trường đã đi trước KQKD hoặc chúng tôi nhận được hướng dẫn từ một số công ty không phù hợp với tâm lý lạc quan đang được định giá, đó có thể là một rủi ro thực sự”.

Các nhà đầu tư đang đặt nhiều kỳ vọng vào sự hạ cánh mềm của nền kinh tế toàn cầu, cùng với việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.

Các chỉ số về chỉ số sản xuất (PMI) của khu vực đồng tiền chung châu Âu, Anh và Mỹ được công bố trong tuần này sẽ cho biết hoạt động kinh doanh tại các khu vực bị thu hẹp trên khắp thế giới đã được duy trì như thế nào vào đầu năm.

Các đơn đặt hàng mới và nhu cầu tuyển dụng sẽ được xem xét kỹ lưỡng vì đây là hai trong số những yếu tố có tính dự báo tương lai hơn. Số lượng đơn đặt hàng mới có xu hướng giảm ở mọi nơi, đây thường là dấu hiệu cho thấy các công ty đang chuẩn bị cho thời kỳ khó khăn phía trước, trái ngược với triển vọng lạc quan trên thị trường tài chính.

Các cuộc họp của ngân hàng trung ương

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tổ chức cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2024 vào thứ Năm (25/1) trong bối cảnh có nhiều kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất, với thị trường định giá 5 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Một số nhà hoạch định chính sách cho rằng thị trường đang đi trước dữ liệu và Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã cảnh báo rằng việc cắt giảm lãi suất quá nhiều sẽ không giúp ngân hàng trung ương chống lại lạm phát.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng sẽ kết thúc cuộc họp chính sách đầu năm vào thứ Ba (23/1) với thị trường dự kiến sẽ không có thay đổi nhưng các nhà đầu tư đang theo dõi bất kỳ dấu hiệu nào về khả năng thoát khỏi lãi suất âm vào cuối năm nay.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Canada được cho là sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 5% vào thứ Tư (24/1) cho cuộc họp thứ tư liên tiếp.

Cuối cùng, giá dầu đã ghi nhận mức tăng trong tuần qua do ảnh hưởng của căng thẳng ở Trung Đông và sự gián đoạn sản lượng dầu bù đắp những lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu. Giá dầu Brent tăng khoảng 0,5% trong khi dầu thô Mỹ tăng hơn 1% trong tuần qua.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong báo cáo mới nhất đã nâng dự báo nhu cầu toàn cầu năm 2024, nhưng dự báo của tổ chức này chỉ bằng một nửa so với dự báo của OPEC.

Nhà phân tích Bjarne Schieldrop của SEB cho biết: “Dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu vẫn chưa rõ ràng, với các bên liên quan và tổ chức nghiên cứu đưa ra những dự báo rất khác nhau”.

>> Diễn biến cổ phiếu ngân hàng 23/1: Bất ngờ mang tên TCB

Diễn biến cổ phiếu ngân hàng 23/1: Bất ngờ mang tên TCB

Một ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng hơn 92 lần trong quý IV/2023

AI, ESG và thanh toán online trở thành 3 xu hướng then chốt của ngân hàng số tại Việt Nam

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nha-dau-tu-chung-khoan-can-chu-y-nhung-su-kien-nao-trong-tuan-nay-220955.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Nhà đầu tư chứng khoán cần chú ý những sự kiện nào trong tuần này?
POWERED BY ONECMS & INTECH