Tuy nhiên, hàng chục nghìn tỷ đồng đã được nhà đầu tư "ém" lại trong tài khoản bất chấp phiên đảo chiều tăng gần 18 điểm của VN-Index ngày 20/3.
Cổ phiếu ngân hàng đã thực sự trở lại?
Hai phiên đầu tuần, dòng tiền cá mập xoay tua ở các nhóm bất động sản, dầu khí, thép, chứng khoán. Sang phiên giao dịch ngày 20/3, nhóm cổ phiếu ngân hàng trở thành tâm điểm; 7 mã đóng góp tích cực nhất đều là các cổ phiếu nhà băng. Từ VIB, lực kéo lan tỏa sang TCB, MBB, CTG, BID, VPB...
Diễn biến nhóm cổ phiếu ngân hàng phiên 20/3 |
Sự trở lại với vai trò dẫn dắt chỉ số của nhóm ngân hàng diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán nói chung và các cổ phiếu trụ bank nói riêng chịu áp lực điều chỉnh sau hơn 4 tháng tăng mạnh. VN-Index tăng 240 điểm lên vùng kháng cự 17 tháng (mốc 1.270) trong khi loạt cổ phiếu ngân hàng cũng tăng từ 20-50% (nhịp tăng mạnh nhất từ đầu năm 2023).
Xét về định giá P/B, P/E, đa số các cổ phiếu nhà băng được đánh giá vẫn còn dư địa tăng cho năm 2024 trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng và NIM tiếp tục khả quan.
Tuy nhiên, với việc cổ phiếu ngân hàng trở lại gồng gánh thị trường chứng khoán và các hợp đồng phái sinh tăng từ 22-26 điểm ngay trước phiên đáo hạn ngày 21/3, mức tăng của VN-Index trong phiên 20/3 đem đến nhiều hoài nghi cho nhà đầu tư; hoài nghi về vị thế dẫn dắt của nhóm ngân hàng?
Nhà đầu tư giữ lại 23.000 tỷ đồng trong phiên T+2 để làm gì?
Tổng cộng, hơn 25.000 tỷ đồng đã được sang tay trên toàn thị trường trong phiên giữa tuần. Đáng nói, đây là phiên T+2 của 48.000 tỷ giá trị giao dịch (tương đương hơn 2 tỷ cổ phiếu được sang tay) trong ngày 18/3.
Nói cách khác, một nửa số tiền về tài khoản đã được chứng sĩ giữ lại trong ngày tiền về (khoảng 23.000 tỷ đồng). Con số trên nói lên điều gì? Phải chăng nhà đầu tư đang kỳ vọng về một nhịp hồi phục của VN-Index hướng tới cao điểm 1.300 hay lo sợ rủi ro từ phiên đáo hạn phái sinh?
Vận động của VN-Index hiện tại tương đối giống giai đoạn cách đây hơn nửa năm khi cùng có xúc tác bởi câu chuyện tỷ giá tăng, Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu hút tiền về |
Còn nhớ phiên 18/8/2023, thị trường chứng khoán đón nhận phiên giảm điểm gây choáng váng với 1.000 mã giảm giá; VN-Index bốc hơi 55 điểm; thanh khoản trên 3 sàn tăng đột biến lên mức 42.000 tỷ đồng. Những phiên sau đó, trạng thái rung lắc tiếp tục diễn ra, chỉ số sàn HoSE hình thành mẫu nến rút chân trước khi có nhịp tăng khoảng 80 điểm 3 tuần sau đó và thiết lập mô hình 2 đỉnh.
>> VCB - cổ phiếu VN30 duy nhất thoát nạn phiên VN-Index giảm 55 điểm
Trên đồ thị kỹ thuật, kịch bản vận động của thị trường hiện tại đang khá tương đồng giai đoạn cách đây 7 tháng; một lượng lớn dòng tiền được giữ lại sau các phiên giá trị giao dịch tăng đột biến.
Lo ngại về việc VN-Index hình thành mô hình 2 đỉnh vẫn còn hiện hữu. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số công ty chứng khoán, xác suất này là không cao. Mặc dù vậy, biến động tỷ giá USD, hành động của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng như động thái hút tiền về của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn có thể là biến số kéo lùi thị trường.
Nếu như phiên đồng khởi của các cổ phiếu ngân hàng ngày 20/3 chỉ là bước chạy đà trước phiên đáo hạn phái sinh, đâu sẽ là nhóm cổ phiếu đủ "khỏe" dẫn dắt dòng tiền khi thị trường "có biến"?
>> Nhận diện cổ phiếu ngân hàng duy nhất chưa đứt mạch tăng, sắp trả cổ tức cao nhất hệ thống?
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 21/3
Nhận định chứng khoán 21/3: Nhà đầu tư cần thận trọng với phiên đáo hạn phái sinh