Nhận định chứng khoán tuần 9 - 13/5: Giảm tuần thứ 6 liên tiếp?

08-05-2022 16:31|Trần Trung

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá, với trạng thái mất cân bằng hiện tại, có khả năng VN-Index sẽ cần thời gian để kiểm tra lại vùng 1.315 điểm trong những phiên giao dịch tới đây.

Tổng quan thị tường chứng khoán tuần 4 - 6/5

Trong 3 phiên giao dịch đầu của tháng 5/2022, thị trường chứng khoán Việt Nam biến động theo chiều hướng tương đối tiêu cực.

VN-Index đóng cửa phiên 6/5 ở mức 1.329,26 điểm - giảm 37,54 điểm (-2,75%) so với phiên cuối tuần trước; HNX-Index giảm 22,37 điểm (-6,11%) xuống 343,46 điểm; UPCoM-Index giảm 2,43 điểm (-2,33%) xuống 101,88 điểm.

Chứng khoán SHS cho biết, thị trường giảm tuần thứ năm liên tiếp với mức giảm khá mạnh, lần gần nhất mà thị trường có năm tuần giảm liên tiếp đã là từ tháng 7/2018.

Thị trường giảm điểm đi kèm với thanh khoản tiếp tục đi xuống. Tổng giá trị giao dịch bình quân trong tuần 4 - 6/5 đạt chỉ 17.967 tỷ đồng/phiên, giảm 14% so với tuần trước trong đó giá trị khớp lệnh bình quân đạt 16.457 tỷ đồng - giảm 10,5%.

Về diễn biến dòng tiền, nhà đầu tư cá nhân trong nước giao dịch có phần tích cực trong khi tổ chức trong nước giao dịch vẫn theo chiều hướng tiêu cực và khối ngoại giao dịch cầm cự.

Theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục mua ròng 835 tỷ đồng ở sàn HOSE trong tuần giao dịch 4 - 6/5. Mã DIG được mua mạnh nhất với 315 tỷ đồng; STB cũng được mua ròng gần 288 tỷ đồng. Các mã NVL, KDH, TCB và VNM đều được mua ròng trên 100 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, NLG đứng đầu danh sách bán ròng của dòng vốn này với 312 tỷ đồng. MSN và CTR bị bán ròng lần lượt 168 tỷ đồng và 118 tỷ đồng. Trái chiều, tổ chức nội tiếp tục bán ròng 767 tỷ đồng - giảm 35% so với tuần trước.

Tổ chức nội bán ròng mạnh nhất mã STB với 334 tỷ đồng; DIG đứng thứ 2 với 309 tỷ đồng; TCB cũng bị bán ròng 137 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, CTR được mua ròng mạnh nhất với 117 tỷ đồng. MSN cũng được mua ròng 100 tỷ đồng.

Khối ngoại chấm dứt chuỗi 3 tuần mua ròng liên tiếp trên HOSE bằng việc bán ròng 68 tỷ đồng. Cổ phiếu NLG với giá trị 330 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là VHM với 80 tỷ đồng. Các mã TPB, CTG và MSN đều có giá trị mua ròng của khối ngoại trên 60 tỷ đồng.

Trong khi đó, VCB bị bán ròng mạnh nhất với 79 tỷ đồng; VNM và NVL bị bán ròng lần lượt 69 tỷ đồng và 61 tỷ đồng.

Về diễn biến giá cổ phiếu, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu có mức giảm mạnh nhất trong tuần với 5,1% giá trị vốn hóa với các cổ phiếu thuộc ngành thép là HPG giảm 3,5%, HSG giảm 8,1%, NKG giảm7,6%;... ngành hóa chất như: DGC giảm 4,1%, DPM giảm 5,5%, DCM giảm 7,4%,...

Ngành dầu khí và công nghệ thông tin cùng giảm 4,3% giá trị vốn hóa. Các cổ phiếu tiêu biểu như PVS giảm 1,6%, OIL giảm 2,2%, CMG giảm 2,5%, PVC giảm 4,5%, PLX giảm 4,6%, PVB giảm 4,9%, PVD giảm 5,9%. Tại ngành công nghệ thông tin, FPT giảm 4,6%, CMG giảm 2,5%.

Trụ bank cũng giảm 3,7% giá trị vốn hóa qua đó tạo áp lực điều chỉnh lên thị trường, có thể kể đến như: VCB giảm 1,9%, CTG giảm 2,7%, SHB giảm 4,9%, ACB giảm 5,2%, TCB giảm 5,7%, MBB giảm 6%, VPB giảm 6,9%.

Cổ phiếu dịch vụ tiêu dùng giảm 3,1% giá trị vốn hóa. Cụ thể, các cổ phiếu bán lẻ như MWG giảm 1,7%, FRT giảm 9,3%, DGW giảm 10,4%,... và cổ phiếu hàng không như VJC giảm 1,5%, HVN giảm 3,4%.

Các ngành còn lại đều có mức giảm tương đối mạnh là công nghiệp giảm 3,2% vốn hóa; dịch vụ tiêu dùng giảm 3,1%; tài chính giảm 2,8%; dược phẩm và y tế giảm 2,1%; hàng tiêu dùng giảm 1,6%.

Ở chiều ngược lại, chỉ có nhóm cổ phiếu tiện ích cộng đồng tăng trong tuần qua với 2,4% giá trị vốn hóa nhờ sự tích cực của GAS tăng 3,6%, POW tăng 3,7%.

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 9 - 13/5

Công ty Chứng khoán MB (MBS) nhận định, thị trường giảm phiên cuối tuần (6/5) không nằm ngoài dự đoán của các nhà đầu tư, khi giới đầu tư vừa dõi theo những diễn biến về căng thẳng giữa Nga và Ukraine vừa tiếp tục cuộc tranh luận về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất.

Điều này khiến chỉ số VN-Index không thể giữ ngưỡng hỗ trợ 1.330 điểm và nguy cơ sẽ kiểm tra lại mức đáy ngắn hạn 1.260 điểm trong tuần giao dịch tới đây.

Công ty Chứng khoán SSI nêu quan điểm, với quán tính giảm hiện tại, nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục kiểm định lại vùng hỗ trợ tiếp theo nằm tại khu vực 1.320 - 1.300 điểm. Trong trường hợp chỉ số hình thành và hoàn tất mẫu hình 2 đáy trong các phiên tới, nhà đầu tư có thể bắt đầu gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trở lại.

Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho rằng, thị trường chứng khoán giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ lễ đã phải đối mặt với việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), chứng khoán thế giới cũng có mức biến động lớn khi sự kiện này diễn ra.

Nhịp hồi phục của VN-Index chỉ kéo dài 4 phiên và tạm dừng ở mức 1.370 sau khi hồi phục gần 110 điểm. Xu hướng ngắn hạn và trung hạn trở lại trạng thái giảm điểm. Các mức hỗ trợ của chỉ số hiện tại là hỗ trợ tâm lý 1.300 và sâu hơn là vùng đáy cũ tại 1.260 - 1.280. VN-Index đang có mức P/E (chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phiếu) là 14,5 lần.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá, với trạng thái mất cân bằng hiện tại, có khả năng VN-Index sẽ cần thời gian để kiểm tra lại vùng 1.315 điểm trong những phiên giao dịch tới đây.

Hiện tại, diễn biến thị trường đang không ổn định và tiềm ẩn rủi ro nên nhà đầu tư cần chậm lại và vẫn nên hạn chế mua mới đến khi thị trường có tín hiệu hỗ trợ đủ tốt đồng thời cân nhắc giữ danh mục ở mức an toàn, VDSC nhìn nhận.

Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cho biết, thị trường có tuần giảm điểm thứ 5 liên tiếp với thanh khoản suy giảm so với tuần trước đó do chỉ giao dịch trong 3 ngày nhưng nếu tính trung bình từng phiên thì vẫn ghi nhận mức sụt giảm về thanh khoản.

NVIDIA cam kết đầu tư hơn 4 tỷ USD vào Việt Nam, khoảng 50.000 việc làm sắp được tạo ra

Đầu tư chứng khoán thua lỗ vẫn chịu thuế 0,1% là 'chưa phù hợp'

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhan-dinh-chung-khoan-tuan-9-135-giam-tuan-thu-6-lien-tiep-118232.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nhận định chứng khoán tuần 9 - 13/5: Giảm tuần thứ 6 liên tiếp?
    POWERED BY ONECMS & INTECH