NHNN: "Chưa bao giờ điều hành chính sách tiền tệ khó, nhiều chiều như vậy"

22-06-2023 06:30|LÊ MỸ

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Ngân hàng Nhà nước chia sẻ "chưa bao giờ có nhiều thách thức, khó khăn đối với điều hành chính sách tiền tệ như giai đoạn vừa qua và cả hiện nay".

Tăng trưởng tín dụng đến 15/6 tăng 3,36%

Bên cạnh các biến động vĩ mô toàn cầu, lạm phát tăng cao ở nhiều nền kinh tế, trong 6 tháng đầu 2023, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tác động. Phát biểu tại buổi họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2023, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, chỉ nhìn vào bối cảnh hiện tại, đã thấy còn nhiều khó khăn. Đặc biệt nhìn từ phía doanh nghiệp, do các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam giảm nhu cầu, nhiều doanh nghiệp khó khăn về đơn hàng, hàng tồn kho không tiêu thụ được còn nhiều, một số doanh nghiệp phải giảm nhân công lao động; cùng với đó có tình trạng giá cả hàng hóa tăng khiến giá sản xuất tăng. Bên cạnh đó là sức mua trong nước cũng bị ảnh hưởng...

nhnn-1.jpg
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Nhiệm vụ của 6 tháng cuối năm là sao cho thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tốt hơn với nhiều giải pháp, nhưng kiên quyết không hạ chuẩn tín dụng

Trong bối cảnh khó khăn như vậy, đánh giá về hoạt động 6 tháng đầu năm 2023, điều hành chính sách tiền tệ vẫn đảm bảo được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. 

Theo đó, Phó Thống đốc thông tin sau các đợt giảm lãi suất điều hành, đến nay, về cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất tiền gửi và cho vay mới có xu hướng giảm dần. Lãi suất tiền gửi bình quân của các NHTM ở mức khoảng 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND ở mức khoảng 8,9%/năm (giảm 1,0%/năm so với cuối năm 2022).

Về điều hành tỷ giá: NHNN tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường để điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT để ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Thị trường ngoại tệ trong nước và tỷ giá diễn biến tương đối ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ. NHNN mua được ngoại tệ từ TCTD bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước.

Trong điều hành tín dụng: NHNN đã điều hành tín dụng hợp lý, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Năm 2023, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 khoảng 6,5% và lạm phát khoảng 4,5% được Quốc hội, Chính phủ đặt ra, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023 khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; điều hành tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Chỉ đạo các TCTD hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; tiếp tục triển khai với quyết tâm cao nhất chính sách hỗ trợ lãi suất 2% đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc một số ngành, lĩnh vực theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Bên cạnh các giải pháp điều hành tín dụng, để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp khi vay vốn TCTD, qua đó góp phần hạn chế, đẩy lùi “tín dụng đen”. 

Tín đến ngày 15/6/2023, tăng trưởng tín dụng đạt 12 triệu 320 nghìn tỷ đồng, tăng 3,36% so với cuối 2022 , 8,94% so với cùng kỳ. "3,36% chưa phải con số tín dụng cao. Ở góc độ NHNN rất muốn tăng trưởng tín dụng nhưng không phải hạ chuẩn tín dụngm ném vốn ra một cách một vô lối mà phải đảm bảo chất lượng tín dụng. Việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng vẫn là nhiệm vụ NHNN đã và đang triển khai quyết liệt", Phó Thống đốc khẳng định.

Sẽ xem xét tăng hạn mức tín dụng cho các NHTM

Ngoài ra, ông Đào Minh Tú cũng nhắc lại năm 2022, khi vụ việc SCB nổ ra, đã có những dao động, các NHTM lập tức nghĩ đến an toàn thanh khoản cho chính mình, nhưng trong thời gian rất ngắn NHNN đã điều hướng để thanh khoản đảm bảo an toàn và nâng cao hơn. Các TCTD có vốn Nhà nước và NHTMCP hiện nay có quy mô nhỏ đều có thanh khoản dồi dào. "Thanh khoản nền kinh tế dồi dào, vốn cho nền kinh tế dồi dào, các dự án lớn của nền kinh tế đảm bảo khả năng trả nợ đều đảm bảo không thiếu vốn". 

"Với trách nhiệm của ngành ngân hàng, cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh huy động từ thị trường vốn còn khó khăn, thị trường trái phiếu còn khó khăn, nhiều mã trái phiếu chậm thanh toán, thị trường bất động sản chưa hồi phục nhanh, NHNN vẫn cố gắng đảm bảo điều hành với bàn tay Nhà nước trong vấn đề định hướng thị trường, nhưng theo cơ chế thị trường để đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Về phía doanh nghiệp người dân, ai cũng mong muốn có nguồn vốn rẻ nữa, nhưng để đảm bảo cân bằng cung cầu, đảm bảo giữa các điểm cân bằng, Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt thời gian qua và NHNN cũng đã triển khai quyết liệt và đang dần đạt những kết quả tích cực. Nhiều doanh nghiệp vẫn kỳ vọng lãi suất rẻ hơn nữa, đó là nhiệm vụ của 6 tháng cuối năm", Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói. 

Phó Thống đốc cũng nhấn mạnh các NHTM đang và sẽ tiếp tục trách nhiệm với nền kinh tế, với doanh nghiệp, tiết giảm chi phí vốn tối đa để có lãi suất rẻ nhất hỗ trợ. "Tất nhiên điều hành chính sách tiền tệ không phải "kẻ chỉ", phải có độ trễ", ông cho biết. 

Một cổ phiếu ngân hàng được dự báo tăng gần 50% sau loạt động thái mới của NHNN

Dự trữ ngoại hối của NHNN: Dư địa còn lại là bao nhiêu?

Theo diendandoanhnghiep.vn
https://diendandoanhnghiep.vn/nhnn-chua-bao-gio-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-kho-nhieu-chieu-nhu-vay-246155.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    NHNN: "Chưa bao giờ điều hành chính sách tiền tệ khó, nhiều chiều như vậy"
    POWERED BY ONECMS & INTECH