Sống

Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tay, chân, miệng ở trẻ nhỏ

Lê Nga 05/04/2024 - 15:26

Bệnh tay, chân, miệng là bệnh truyền nhiễm đáng lo ngại ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 5 tuổi. Trẻ lớn hơn và người lớn cùng nằm trong nguy cơ mắc bệnh nhưng với tỷ lệ thấp hơn. Bệnh này rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh tay, chân, miệng xuất phát từ đâu?

Bệnh tay, chân, miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus (EV71) và Coxsackie A16 gây nên. EV-71 ít gặp hơn nhưng các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng do nguyên nhân này có diễn biến nhanh chóng và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn, lan chủ yếu tiếp xúc qua đường tiêu và có thể truyền nhiễm từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các nốt mụn nước, nước bọt, phân… của người mắc bệnh.

tay chân miệng (1)
Truyền nhiễm chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh

Thời gian bùng phát dịch bệnh

Với đặc tính lây lan nhanh, khả năng tụ thành dịch cao nên bệnh xảy ra quanh năm. Tuy nhiên, nguy cơ cao nhất vào khoảng tháng 3-5 tháng và tháng 8-9 hàng năm, nhất là ở những khu vực nóng ẩm, kém vệ sinh.

Các dấu hiệu sớm nhận biết trẻ bị chân, tay, miệng

Dấu hiệu nhanh nhất cha mẹ có thể nhận thấy ở trẻ bị bệnh đó là sốt, mệt mỏi, chán ăn. Tùy vào từng giai đoạn, sẽ có những dấu hiệu nhận biết cụ thể.

  • Giai đoạn khởi phát

Sau giai đoạn ủ bệnh từ 3-6 ngày, trẻ bắt đầu có các dấu hiệu như sốt nhẹ hoặc sốt cao, đau họng, đau rát hoặc tổn thương răng và miệng, chảy nước bọt nhiều, tiêu chảy, biếng ăn.

  • Giai đoạn toàn phát

Sau 1-2 ngày khởi phát bệnh, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh tay, chân, miệng như:

Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, các bóng nước màu xám, hình bầu dục có đường kính 2-10mm không gây đau. Ngoài ra, các nốt mụn nước này có thể xuất hiện ở vùng mông, gối, trên nền ban hồng. Thông thường, nốt ban sẽ tồn tại trong khoảng 7 ngày, không gây bội nhiễm, sau khi biến mất sẽ để lại vết thâm.

Loét miệng: Tại niêm mạc má, lợi và lưỡi của người bệnh xuất hiện bóng nước có đường kính từ 2-3mm dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ khó chịu, đau khi ăn và quấy khóc.

tay chân miệng (3)
Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Nếu tình trạng nhẹ, sau 7-10 ngày chăm sóc tại nhà, người bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn. Nếu trong trường hợp sốt cao trên 39 độ C, kéo dài hơn 48 giờ kèm theo các triệu chứng như nôn mửa, tay chân run, co giật, tim đập nhanh, thở khó,… gia đình cần đưa trẻ cấp cứu ngay lập tức.

tay chân miệng (2)
Biểu hiện trẻ đã mắc tay chân miệng

Sau khi khỏi bệnh, cơ thể sẽ miễn dịch với chủng virus gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những người đã mắc mệnh vẫn có khả năng tái lại và lần nhiễm bệnh sau do những chủng virus khác với lần trước gây ra.

Bệnh tay, chân, miệng gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?

Thông thường, bệnh sẽ không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh trễ, bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra một số biến chứng sau:

Viêm màng não virus có triệu chứng như sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng, bệnh nhân cần tiến hành nhập viện để điều trị.

Trong thời gian bị bệnh, nếu không được vệ sinh sạch sẽ cũng có thể bị bội nhiễm tại các nốt mụn.

Việc nắm rõ được các triệu chứng sẽ giúp bạn nhanh chóng có phương pháp điều trị đúng và kịp thời, làm giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Khi trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

>> 4 loại cá có thể là 'ổ' chứa kim loại nặng và formaldehyde, 'kích hoạt' ung thư và gây ngộ độc cấp tính

Các bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp trên thế giới

5 loại vi khuẩn, virus gây ung thư hàng đầu hiện nay

Loại virus gây ung thư sau 10 năm, phát hiện sớm 90% khỏi bệnh

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/nhung-dau-hieu-nhan-biet-som-benh-tay-chan-mieng-o-tre-nho-d119709.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tay, chân, miệng ở trẻ nhỏ
POWERED BY ONECMS & INTECH