Những kiêng kỵ khi cúng Rằm tháng Giêng

14-02-2022 12:54|Ngọc An

Theo quan niệm dân gian, mọi người cần kiêng những điều này để Rằm tháng Giêng được trọn vẹn, hoan hỷ và mang lại tài lộc, bình an cho cả năm.

Không cúng đồ chay giả thịt mặn

Vào ngày lễ Thượng Nguyên, trùng ngày Rằm, nhiều người kiêng không sát sinh nên chọn mâm lễ chay để dâng cúng. Đây là một việc làm tốt, tuy nhiên, khi làm cỗ cúng, không nên dùng các loại thực phẩm chay giả thịt. Bởi vì, chọn đồ giả chay để làm mâm cúng chay là sai ý nghĩa. Mâm cỗ chay chỉ cần thuần chay, giản dị, mộc mạc là được.

Không được để bàn thờ bụi bẩn

Trước khi tiến hành cúng Rằm Tháng Giêng, người dân cần thực hiện lau chùi, dọn dẹp hương án cho thơm tho, khang thái. Các vật phẩm cúng được bày biện gọn gàng, đúng thứ tự. Trước khi lau dọn, nên thắp 1 nén nhang khẩn xin Gia thần, Gia tiên về việc lau dọn để tránh thiếu sót trong quá trình lau chùi đồng thời không được xê dịch bát hương trong quá trình lau dọn bàn thờ.

Không dùng hoa, trái cây giả để dâng cúng

Nhiều người cho rằng, hoa quả giả có thể bày được lâu và dễ làm sạch nên đặt trên bàn thờ cúng Rằm tháng Giêng. Ngoài thị trường hiện nay đa dạng mẫu mã bắt mắt, đủ các loại cành vàng lá ngọc trang trí ban thờ.

Tuy nhiên, lễ vật dâng cúng hoa, quả giả lên Gia thần, Gia tiên được coi là hành động "bất kính", không thành tâm. Hoa thật có hương thơm, quả thật có mùi vị, đó là ý nghĩa của việc dâng cúng hoa quả thật để chư vị có thể hâm hưởng lòng thành của cháu con.

Không đốt quá nhiều vàng mã

Ý nghĩa chủ đạo của Rằm tháng Giêng, hay Tết Nguyên Tiêu là cầu bình an, may mắn, sự đủ đầy và thịnh vượng. Tiền vàng mã chỉ cần một lượng vừa phải. Không nên theo trào lưu mua các vật dụng hiện đại làm bằng vàng mã như máy bay, ô tô... Tất cả những thứ đó đều không đúng với ý nghĩa thụ hưởng của người đã khuất.

Ngoài ra, đốt quá nhiều vàng mã vừa phí phạm, vừa ô nhiễm môi trường. Đã có nhiều trường hợp, đốt vàng mã tại chung cư gây hỏa hoạn không đáng có. Bởi vậy, mọi thứ trong mâm cúng chỉ dừng lại ở mức vừa đủ là được.

Bên cạnh một số điều cần kiêng kỵ nói trên, trong ngày Rằm tháng Giêng, mọi người cũng nên kiêng những điều sau:

1. Kiêng mâu thuẫn bất hòa: Trong ngày Rằm tháng Giêng, mọi người trong gia đình tránh mâu thuẫn, sống chan hòa, vui vẻ. Cha mẹ cũng không nên để con cái khóc lóc nhiều trong ngày này.

2. Tránh làm đổ vỡ: Bát đũa trong nhà phải cẩn thận, không nên làm vỡ đồ đạc.

3. Không nên đi đến những nơi có nguồn âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu...

4. Không nên để thùng gạo trong nhà trống rỗng.

5. Kiêng cho vay tiền trong ngày Rằm tháng Giêng.

6. Không được mặc quần áo rách bởi theo quan niệm của người xưa, mặc quần áo rách sẽ bị vận rủi đeo bám.

7. Trong ngày Rằm tháng Giêng, gia chủ không nên sát sinh, giết thịt gà vịt để tránh vận xui.

8. Cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, không nên nói điểm gở trong ngày này.

9. Rằm tháng Giêng được cho là ngày có âm khí mạnh, không nên ra ngoài sau 10 giờ tối.

10. Không nên ăn các đồ ăn như thịt chó, thịt mèo, thịt vịt...

11. Kỵ trang trí nến: Nên trang trí bằng đèn thay vì nến. Ánh nến lung linh, mờ ảo có thể rất lãng mạn nhưng lại không hề tốt lành vì nó tượng trưng cho tang sự, điềm xui xẻo, cái chết.

12. Kiêng không cắt tóc nhổ răng: Người xưa thường nói rằng "cái răng cái tóc là góc con người" nên trong ngày này bạn không nên cắt tóc, nhổ răng để bảo vệ sức khỏe của mình.

Núi Bà Đen đón gần 200.000 lượt du khách dâng đăng dịp Rằm tháng Giêng

Thị trường rằm tháng Giêng: Nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định

Văn khấn rằm tháng Giêng 2024 đầy đủ và dễ nhớ nhất

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhung-kieng-ky-khi-cung-ram-thang-gieng-122290.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Những kiêng kỵ khi cúng Rằm tháng Giêng
POWERED BY ONECMS & INTECH