Sống

Nổ mìn phá núi, công nhân chạy thục mạng khi phát hiện trong hang là quan tài, chuyên gia vào cuộc: Bảo vật nằm bên trong!

Tình Hoàng 14/03/2024 22:34

Khi tiến hành khai quật lăng mộ cổ, các chuyên gia đã giật nảy người trước sự xuất hiện của 3 con "quái thú".

Giật nảy người trước sự xuất hiện của "quái thú"

Vào tháng 4/1981, lãnh đạo của nhà máy bia Long Môn ở Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc đã quyết định xây thêm một nhà máy mới với mục đích nâng cao sản lượng. Ban đầu, núi Long là nơi được lựa chọn để xây dựng.

Tuy nhiên, khi đội công nhân vừa mới kích hoạt thuốc nổ thì bất ngờ một tiếng “bùm” vang lên và một cái hang sâu thẳm xuất hiện bên cạnh quả núi. Đợi khói tan, một vài người nông dân dũng cảm chạy đến để xem xét tình hình, ngay lập tức, tất cả đều xoay người bỏ chạy thục mạng khi phát hiện bên trong hang là một chiếc quan tài khổng lồ.

Sau đó, người quản lý công trường đã phải gọi điện đến Cơ quan Quản lý di tích văn hóa Hà Nam để báo cáo lại toàn bộ sự việc. Không lâu sau, một nhóm chuyên gia đã được cử đến để tiến hành kiểm tra chiếc quan tài. Theo nhận định của các chuyên gia, đây là một chiếc lăng mộ cổ khá lớn. Họ thận trọng cầm đèn pin vào trong hang. Khi quét đèn pin một lượt, các chuyên gia giật nảy người khi bỗng từ đâu có 3 con “quái thú” xuất hiện.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều đồ tùy táng bên trong lăng mộ cổ

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều đồ tùy táng bên trong lăng mộ cổ

Được biết, trong văn hóa của người Trung Quốc xưa, khi xây dựng lăng mộ, họ sẽ đặt vào trong đó một số “quái thú” hung dữ. Mục đích của việc làm này đầu tiên là để hù dọa những kẻ có ý định trộm mộ, thứ hai là trấn áp những loài ma quỷ tới quấy nhiễu linh hồn đã khuất.

Dù là những người dày dặn kinh nghiệm, tuy nhiên, các chuyên gia khảo cổ tỉnh Hà Nam vẫn không khỏi tim đập thình thịch khi đứng trước cảnh tượng này. Dẫu vậy, rất nhanh chóng, họ lấy lại bình tĩnh để tiến hành khai quật lăng mộ. Lăng mộ này vẫn đầy ắp đồ tùy táng và may mắn thay là nó vẫn chưa bị trộm mộ xâm phạm.

Đi tìm chủ nhân của lăng mộ cổ

Sau khi tiến hành mở quan tài và đọc văn bia, các chuyên gia khảo cổ tỉnh Hà Nam đã xác định được đây là ngôi mộ của tướng quân An Bố và phu nhân của ông. Theo đó, An Bố là một vị tướng tài nổi tiếng vào thời nhà Đường. Ông sinh vào khoảng năm 600. Ban đầu, An Bố là thủ lĩnh của An Quốc, một quốc gia cổ đại của Tây Vực (nay thuộc lãnh thổ của Iran).

Tuy nhiên, năm 630, An Bố cùng cha trở về Trung Hoa và xung phong đi bảo vệ biên cương. Cả hai cha con đều lập được công lớn, chính vì vậy, họ được phong là Định viễn tướng quân. Năm 664 sau Công Nguyên, An Bố qua đời tại Trường An. 40 năm sau, con trai của ông là An Kim Tàng đã quyết định đưa hài cốt của ông về chôn cất cùng vợ tại vùng đất Lạc Dương.

Văn bia nêu rõ danh tính của chủ nhân lăng mộ là tướng quân An Bố và phu nhân của ông

Văn bia nêu rõ danh tính của chủ nhân lăng mộ là tướng quân An Bố và phu nhân của ông

Bên trong lăng mộ, các chuyên gia cũng khai quật được thêm 129 di tích văn hóa. Đặc điểm của những món đồ tùy táng là rất đa dạng và phong phú theo cả phong cách châu Á và châu Âu. Đó là những đồng tiền vàng được đúc trong thời kỳ Hoàng đế Phocas của Đế chế Đông La Mã. Đây cũng được coi là minh cứng cho sự giao lưu mạnh mẽ giữa phương Đông và phương Tây vào thời nhà Đường.

Một trong số 3 con

Một trong số 3 con "quái thú" được tìm thấy trong lăng mộ cổ

Trở lại với 3 con “quái thú” xuất hiện bên trong lăng mộ của tướng An Bố thì đây là những bức tượng gốm sứ theo phong cách Đường Tam Thái. Đây là một trong những loại gốm nổi tiếng bậc nhất thời nhà Đường. Ba bức tượng này không chỉ khoác lên mình hình dáng độc lạ mà còn có rất nhiều màu sắc đẹp mắt. Theo như chia sẻ của chuyên gia, 3 con “quái thú” này là bảo vật vô cùng quý giá. Bên cạnh 3 bức tượng “quái thú”, các chuyên gia cũng khai quật được 50 món đồ khác với những họa tiết cực kỳ tinh xảo.

Những bức tượng

Những bức tượng "quái thú" được làm theo phong cách Đường Tam Thái

Một chi tiết đặc biệt là sở dĩ người ta gọi đây là gốm Đường Tam Thái bởi vì ba màu men thường được dùng là vàng, xanh lá cây và trắng mặc dù một số mẫu vật vẫn mang hai màu hoặc bốn màu. Chúng được phát triển dựa trên cơ sở gốm men màu nâu và xanh lá cây ở triều đại Hán, đại diện cho một đỉnh cao của việc phát triển nghề gốm tại Trung Hoa và cũng nổi tiếng trên thế giới trong thời đại của nó.

Cốt gốm sau khi vẽ họa tiết màu xanh cobalt hoặc không sẽ được tiến hành phủ một lớp men kính, sau đó tiếp tục đưa vào lò nung ở nhiệt độ cao rồi mới vẽ tiếp các họa tiết bằng 3 màu vàng, xanh lục và đỏ tía. Cuối cùng, sản phẩm sẽ được đưa vào lò hấp ở nhiệt độ thấp. Đối với những món đồ cao cấp thì màu vàng được thay thế bằng vàng thật dát mỏng.

Được phát triển cách đây 1300 năm, gốm Đường Tam Thái không chỉ thể hiện được vẻ đẹp dịu dàng và men mịn đầy màu sắc, mà còn thể hiện tính nghệ thuật cao và là báu vật văn hóa Trung Hoa.

Đặc biệt, các chuyên gia cũng đã xác nhận 3 bức tượng “quái thú” là di tích văn hóa hạng nhất quốc gia. Hiện nay, chúng cùng những món cổ vật khác được phát hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Lạc Dương.

>> Phong tỏa toàn khu vực núi cao do lão nông đào măng phát hiện loạt vật thể có màu đen lạ, chuyên gia vào cuộc tiết lộ 'bảo vật' quý hiếm cấp quốc gia

Phong tỏa toàn khu vực núi cao do lão nông đào măng phát hiện loạt vật thể có màu đen lạ, chuyên gia vào cuộc tiết lộ 'bảo vật' quý hiếm cấp quốc gia

Nhật Bản khoét rỗng núi xây 'siêu công trình' trị giá 14.000 tỷ đồng: Hợp lực từ chuyên gia của 21 quốc gia, kỳ tích 'có 1-0-2' của ngành xây dựng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/no-min-pha-nui-cong-nhan-chay-thuc-mang-khi-phat-hien-trong-hang-la-quan-tai-chuyen-gia-vao-cuoc-bao-vat-nam-ben-trong-d118066.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nổ mìn phá núi, công nhân chạy thục mạng khi phát hiện trong hang là quan tài, chuyên gia vào cuộc: Bảo vật nằm bên trong!
    POWERED BY ONECMS & INTECH