Nổi gân xanh ở những vị trí này có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm
Nhiều người thường hoang mang, lo lắng khi phát hiện gân xanh nổi rõ trên cơ thể.
Gân xanh thực chất là những tĩnh mạch nằm ngay dưới da, có nhiệm vụ vận chuyển máu từ các cơ quan, mô về tim. Khi các tĩnh mạch này giãn nở hoặc nằm sát bề mặt da, chúng sẽ trở nên rõ rệt hơn, tạo thành những đường gân xanh nổi trên cơ thể.
Nổi gân xanh là hiện tượng phổ biến và thường vô hại. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy gân xanh nổi rõ ở một số vị trí đặc biệt trên cơ thể, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Nổi gân xanh ở đầu
Vùng thái dương: Khi tĩnh mạch ở vùng thái dương phình to, thường do tăng huyết áp. Nếu tĩnh mạch chuyển sang màu tím đen, đây có thể là dấu hiệu nguy cơ đột quỵ cao.
Trán: Nổi gân xanh ở trán có thể do căng thẳng và áp lực từ công việc trong thời gian dài.
Gân xanh ở tay và bàn tay
Gân xanh tập trung nhiều dưới da tay, nhất là ở mu bàn tay, là biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch tay, thường gặp ở người lớn tuổi. Tình trạng này xảy ra do van tĩnh mạch bị tổn thương, khiến máu lưu thông khó khăn, ứ đọng và nổi gân xanh rõ rệt. Tĩnh mạch nổi trên ngón tay có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu hóa.
Tĩnh mạch nổi ở các đốt ngón tay: Liên quan đến vấn đề về dạ dày, bệnh táo bón hoặc trĩ. Tuy nhiên, nếu bệnh được điều trị hiệu quả, các gân xanh này sẽ mờ dần và biến mất.
Mép ngoài ngón út: Nổi gân xanh ở vị trí này cho thấy chức năng thận không tốt, thường đi kèm với triệu chứng mệt mỏi, ra mồ hôi trộm và chân tay yếu ớt.
Nổi gân xanh ở bụng
Khi gan bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như uống rượu bia quá mức, nhiễm virus viêm gan, sẹo gan,... sẽ dẫn đến tình trạng xơ gan. Xơ gan giai đoạn nặng có thể khiến máu lưu thông qua gan gặp khó khăn, gây ứ đọng máu ở các tĩnh mạch nhỏ xung quanh gan, dẫn đến nổi gân xanh rõ rệt ở vùng bụng.
Gân xanh ở chân
Nếu nhiều gân xanh nổi lên trên hai bắp chân, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh giãn tĩnh mạch chân. Nếu được điều trị kịp thời, bệnh không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, chân có thể bị viêm loét, đặc biệt là ở vùng cổ chân. Nguy hiểm hơn, nó có thể dẫn đến hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch giãn, di chuyển lên phổi gây tắc động mạch phổi, thậm chí tử vong.
Nổi gân xanh không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh lý. Do đó, việc chẩn đoán chính xác cần dựa trên kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ.
>> 4 cách đơn giản giúp bạn tự kiểm tra được mình có nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu hay không