Xã hội

Nơi lãng mạn nhất nhì hành tinh từng khiến cả thế giới kinh hoàng với biệt danh 'thành phố của người chết'

Linh Chi 02/07/2024 17:00

Paris cũng có những điều bí ẩn khiến cả thế giới kinh hoàng.

Quyến rũ, lịch sử, lãng mạn là những gì người ta vẫn nhắc đến khi nói về Paris. Thành phố này liên tục lọt Top những điểm đến lãng mạn nhất hành tinh, nơi tràn ngập ánh sáng luôn là lựa chọn của hàng triệu du khách. Trong 2 năm liên tiếp, Paris đứng đầu cuộc bình chọn của Euromonitor International về những thành phố hấp dẫn nhất thế giới khi xét theo các tiêu chí du lịch, tính bền vững, hiệu quả kinh tế, sức khỏe và sự an toàn.

Thế nhưng ít ai biết, Paris cũng có những điều bí ẩn khiến cả thế giới kinh hoàng.

Vươn lên từ đống tro tàn

Nhà thờ Đức Bà Paris được coi là biểu tượng của thành phố lãng mạn này. Đây là công trình kiến trúc có sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, được xây dựng từ năm 1163, nằm bên bờ sông Seine thơ mộng là địa danh nổi bật nhất thành phố. Nhà thờ cũng chứng kiến sự thay đổi mang tính bước ngoặt của xã hội Pháo như cuộc Cách mạng Pháp, lễ đăng quang của Napoleon với tư cách Hoàng đế Pháp và hai cuộc chiến tranh thế giới khốc liệt.

Hỏa hoạn đã nhấn chìm Nhà thờ Đức Bà vào tháng 4/2019, phá hủy mái nhà thờ. Ảnh: Fabien

Hỏa hoạn đã nhấn chìm Nhà thờ Đức Bà vào tháng 4/2019, phá hủy mái nhà thờ. Ảnh: Fabien

Thế nhưng, tháng 4/2019, Nhà thờ Đức Bà Paris đã hứng chịu một trận hỏa hoạn tàn khốc. Ngọn lửa phá hủy trần gỗ và khiến đỉnh tháp đổ xuống gian giữa của nhà thờ. Điều đáng nói, mặt tiền lớn, đàn organ, tất cả các cửa sổ kính màu hay tác phẩm nghệ thuật chỉ bị hư hại nhẹ và vẫn giữ được nguyên giá trị.

Tháng 12/2024, sau quá trình trùng tu, Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ được mở cửa trở lại để chào đón du khách đến tham quan. Hai nghìn nhà điêu khắc, thợ xây, thợ mộc và nghệ sĩ đã được huy động cho quá trình trùng tu sau trận hỏa hoạn. Người ta đã dự đoán phải mất 20 năm mới trùng tu, sửa chữa xong nhà thờ nhưng quá trình này chỉ mất 5 năm. Những người tham gia quá trình này đảm bảo nhà thờ gần như giống hệt trước khi xảy ra hỏa hoạn.

Philippe Jost - người tiếp quản vị trí phụ trách trùng tu vào năm 2023, cho biết trần gỗ là thách thức lớn nhất: “Cấu trúc bằng gỗ sồi, được gọi là 'La Floret,' đã bị thiêu rụi. Hiện tại, nó đã được xây dựng lại. Chúng tôi đã tìm kiếm hàng ngàn cây sồi trong các khu rừng của Pháp".

Jost nói thêm rằng không có gì mà nhóm không thể khôi phục được: “Bạn không thể xác định được những gì đã được xây dựng lại, vì chúng cùng một loại đá và loại công trình. Đó là sự tôn trọng mà chúng ta dành cho tượng đài".

Khi được hỏi về mức độ hoàn thành của nhóm, anh cho biết: "Tôi nghĩ chúng tôi đã đạt 85% hoặc 90%".

Công trình này thực sự đáng kinh ngạc, minh chứng cho thấy nghề thủ công như vậy vẫn còn tồn tại ở thế kỷ 21. Những cột trụ, những bức tường được loại bỏ bụi bẩn qua nhiều thế kỷ trông như mới.

Thành phố của người chết

Paris huy hoàng, rực rỡ là thế nhưng khi bạn đi vào tòa nhà ở Montparnasse và bước xuống cầu thang, đi sâu hơn vào bên trong sẽ tìm thấy một lời nhắc nhở về quá khứ kinh hoàng. Những dãy hài cốt, xương đầu lâu được xếp ngay ngắn trên các bức tường. Đây được gọi là Hầm mộ Paris. 6 triệu người đã được chôn cất ở đây và là ngôi mộ tập thể lớn nhất thế giới.

Hài cốt của 6 triệu người Paris được chôn cất trong các hầm mộ dưới thủ đô nước Pháp. Ảnh: Benoit

Hài cốt của 6 triệu người Paris được chôn cất trong các hầm mộ dưới thủ đô nước Pháp. Ảnh: Benoit

Cuối thế kỷ 18, Paris đối mặt với thực tế nghiệt ngã là nghĩa trang quá tải trở thành mối đe dọa khủng khiếp đến cuộc sống, sức khỏe của người dân. Giải pháp đưa ra là chuyển những thi thể đến một nhà chứa hài cốt chuyên dụng nằm trong các mỏ đá vôi rộng lớn của thành phố.

Người ta đã tìm thấy một mỏ đá vôi với mạng lưới phức tạp, dài 320km và trở thành nơi chứa hài cốt của 6 triệu người.

Căn hộ ít người biết đến của tháp Eiffel

Tất nhiên khi đến Paris, người ta không thể nào bỏ qua tháo Eiffel. Đây là nơi cao nhất thành phố, mang tính biểu tượng cho Paris và cả nước Pháp.

Cobo là một cựu chiến binh của Tháp Eiffel, đã làm việc ở đây 21 năm, nhưng ông cho biết không bao giờ chán leo lên tòa nhà tuyệt vời nhất này. Khi lên đỉnh tòa tháp, mọi người có thể ngắm toàn bộ khung cảnh thành phố.

Gustave Eiffel - kỹ sư của tháp Eiffel, được dựng tượng sáp căn hộ cao trên tòa tháp mang tên ông. Ảnh: Astrid Di Crollalanza/Gamma-Rapho/Getty

Gustave Eiffel - kỹ sư của tháp Eiffel, được dựng tượng sáp căn hộ cao trên tòa tháp mang tên ông. Ảnh: Astrid Di Crollalanza/Gamma-Rapho/Getty

Tuy nhiên, đây không phải là điều tuyệt vời nhất. Theo Cobo, căn hộ riêng của Gustav Eiffel mới là điều đặc biệt nhất của tòa tháp. Căn hộ này nằm ở đỉnh tháp, có không gian nhỏ nhưng chứa đầy dấu ấn lịch sử. Đây là nơi người sáng tạo ra nó chiêm nghiệm về thành tựu vĩ đại nhất của đời mình.

Ban đầu, căn hộ rộng 100m2 nhưng đã được thu hẹp lại để nhường chỗ cho nhà vệ sinh công cộng. Mặc dù có vô số lời đề nghị, Ban quản lý tháp Eiffel vẫn từ chối cho người thuê nhà vào ở.

Nguồn: CNN

>>Ngôi mộ tập thể lớn nhất châu Âu, chứa xác của ít nhất 1.000 người trong đại dịch ‘cái chết đen’ kinh hoàng nhất thế giới

445 ngôi mộ cổ hơn 2.000 năm tuổi được khai quật, hơn 700 món đồ tạo tác văn hóa được phát hiện

Khám phá ngôi mộ 2.000 năm tuổi của bác sĩ La Mã cổ đại, thứ chôn cất bên trong khiến các nhà khảo cổ ngỡ ngàng

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/noi-lang-man-nhat-nhi-hanh-tinh-tung-khien-ca-the-gioi-kinh-hoang-voi-biet-danh-thanh-pho-cua-nguoi-chet-d126642.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nơi lãng mạn nhất nhì hành tinh từng khiến cả thế giới kinh hoàng với biệt danh 'thành phố của người chết'
    POWERED BY ONECMS & INTECH